Gió
Lành
Bao
nhiêu người, trong đó có bao nhiêu nhà báo, phóng viên chân chính, phẫn nộ về
những phóng viên “đếm tầng” vừa nhận thông tin: Cựu Trưởng ban Bạn đọc Báo Giáo
dục Việt Nam, người từng nổi tiếng trong nhóm “đếm tầng” đã nhận án 3 năm tù.
Chiều
20-4, TAND TP Yên Bái tuyên phạt cựu nhà báo Lê Duy Phong 3 năm tù vì chiếm đoạt
250 triệu đồng của giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Yên Bái và 1 doanh nhân; đồng thời kiến
nghị Tỉnh ủy Yên Bái xử lý ông giám đốc Sở KH-ĐT Yên Bái.
Cơ
quan quan tố tụng cáo buộc, vào các ngày 16/6/2017 và 22/6/2017, tại phòng làm
việc của ông Vũ Xuân Sáng, Duy Phong với danh nghĩa là Trưởng ban Bạn đọc, báo
Giáo dục Việt Nam đã lợi dụng quyền hạn của nhà báo và dùng lời nói đe doạ, uy
hiếp về tinh thần để chiếm đoạt của ông Sáng số tiền 200 triệu đồng, chiếm đoạt
của ông Hoàn Trung Thực số tiền 50 triệu đồng.
Tại
cơ quan điều tra, bước đầu Lê Duy Phong khai nhận, đã dùng số tiền 200 triệu đồng
cưỡng đoạt được của ông Sáng và chia cho 26 phóng viên, nhà báo và chi phí
khác. Còn lại số tiền 70 triệu đồng, cựu nhà báo này gửi vào tài khoản ngân
hàng của mình.
Sau
khi Phong khai chi tiền cho 26 phóng viên, nhà báo, cơ quan điều tra đã triệu tập
26 phóng viên, nhà báo để làm việc, trong đó có 25 phóng viên, nhà báo khai
không nhận tiền của Lê Duy Phong; chỉ có duy nhất một phóng viên khai, Lê Duy
Phong có đưa một phong bì 300 nghìn đồng tiền đám hiếu.
Quá
trình điều tra, Lê Duy Phong đã thay đổi nội dung khai báo, theo đó Phong khai
nhận đã tiêu xài hết số tiền 200 triệu đồng chiếm đoạt được của ông Sáng mà
không chia cho các phóng viên, nhà báo nào.
Tại
phiên tòa, khai nhận với HĐXX, Lê Duy Phong cho biết, mình không có hành vi tống
tiền ông Vũ Xuân Sáng ngay từ đầu, mà chỉ hẹn gặp để làm việc. Sau khi ông Sáng
nhận lời làm việc với Phong vào sáng ngày hôm sau, Phong đưa ra thông tin có một
bài viết trên báo và ông Sáng tỏ thái độ lo sợ, khi đó Phong mới có ý định chiếm
đoạt tiền của GĐ Sở này.
Theo
HĐXX, quá trình điều tra, lực lượng công an tỉnh Yên Bái đã thực hiện đúng thẩm
quyền, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Việc truy tố hành vi của bị cáo
theo quy định Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 là không đúng vì hành vi này được
thực hiện trước 0 giờ ngày 1-1-2018, do đó cần áp dụng điều luật về tội cưỡng
đoạt tài sản theo điều 135 BLHS năm 1999.
Tại
cơ quan điều tra và phiên tòa xét xử hôm nay 20-4, lời khai của bị cáo Lê Duy
Phong phù hợp với lời khai của bị hại và những tài liệu liên quan; có đủ cơ sở
khẳng định Phong đã lợi dụng danh nghĩa trưởng Ban Bạn đọc, Báo Giáo dục Việt
Nam, uy hiếp tinh thần để chiếm đoạt 200 triệu đồng của ông Sáng và 50 triệu đồng
của ông Thực, phạm tội cưỡng đoạt tài sản.
HĐXX
nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu
tài sản của người khác, cần cách ly khỏi xã hội. Đặc biệt, bị cáo biết việc chiếm
đoạt của người khác là vi phạm pháp luật nhưng vẫn làm, thể hiện sự coi thường
pháp luật, tu dưỡng bản thân rất kém, do vậy đây là tình tiết tăng nặng.
Đối
với 26 phóng viên khác, xét thấy không có đủ cơ sở xác định những người này
liên quan nên tòa không triệu tập. Đối với ông Vũ Xuân Sáng, HĐXX TAND TP Yên
Bái kiến nghị Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái xem xét xử lý theo quy định của điều lệ Đảng.
Những
tình tiết trong phiên xét xử cho người ta thấy nhiều hơn những gì tòa tuyên.
Nhiều nghi ngờ, đồn đoán về 26 phóng viên, nhà báo được cơ quan điều tra làm việc.
Nhưng, pháp luật là như vậy, trọng chứng cứ.
Hy vọng
vụ án là bài học cho những phóng viên, nhà báo đang mải mê đếm tầng thức tỉnh
và vị quan chức nào “Nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa”
như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Lê Duy Phong khai nhận, đã dùng số tiền 200 triệu đồng cưỡng đoạt được của ông Sáng và chia cho 26 phóng viên, nhà báo và chi phí khác. Còn lại số tiền 70 triệu đồng, cựu nhà báo này gửi vào tài khoản ngân hàng của mình. Kinh thật, chỉ một vụ thôi ăn 70 triệu đồng, bằng lương cả năm của mình, vậy một tháng mà làm một vụ này thì chẳng mấy chốc giàu
Trả lờiXóakhông chỉ có 70 triệu đâu bạn ơi, bạn đọc bài không kỹ rồi, Phong khai nhận đã tiêu xài hết số tiền 200 triệu đồng chiếm đoạt được của ông Sáng mà không chia cho các phóng viên, nhà báo nào bạn nhé
XóaMột khoản béo bở như vậy thì dễ gì nó chia cho kẻ khác, làm nhà báo thế này bảo sao mà nhanh giàu, nhanh có nhà lầu xe hơi và nhiều kẻ ăn chơi xa xỉ. Cánh nhà báo hay săm soi mấy ông lãnh đạo dùng hàng hiệu, nhưng bản thân bọn kền kền này còn ăn chơi trác táng hơn nhiều lần.
XóaHoan Hô, bọn kền kền này nói thật nhé, nếu chỉ sống bằng cái đồng nhuận bút, đồng lương thì dạng nhà báo phóng viên có thâm niên, kỳ cựu, có uy tín thì cũng chỉ được chục triệu, đằng này Phong còn trẻ, lương căng lắm đc hơn 5tr, cho nên Phong tìm mọi cách để kiếm tiền, chỉ một vụ nhỏ này mà ăn 200 triệu thì quả thật nhanh giàu lắm
Trả lờiXóaChính xác, lâu nay mình cũng có thắc mắc là nghề báo lương và nhuận bút cũng có bao nhiêu đâu mà sao nhiều tay nhà báo giàu lên trông thấy, hóa ra là chúng nó làm giàu bất chính từ chính tấm thẻ nhà báo.
XóaHay là bây giờ cũng theo gót làm nghiệp nhà báo nhỉ? Vừa có cái kim bài miễn tử, gặp công an dọa công an, gặp doanh nghiệp xin vài chục củ, viết láo thì lại dễ xóa dấu vết. Câu nói nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu hình như đang rất đúng với đám báo chí kền kền ngày nay.
XóaNày thì đếm tầng này, cứ lừa tiền người ta đi rồi có ngày sa lưới pháp luật rồi thì không còn đường mà rút đâu, pháp luật ở việt nam là thượng tôn, lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng khó thoát lắm
Trả lờiXóaĐạo đức của người làm báo ngày càng đi xuống, đặc biệt là những trang báo mạng. Chúng nó không từ một thủ đoạn gì để giật tít, câu view kiếm tiền thậm chí là xin đểu công an, uy hiếp doanh nghiệp, bóp méo và đánh lận con đen về sự thật để kiếm được bài hot, được nhiều tiền.
Trả lờiXóaMong rằng thời gian tới đây cụ Tổng sẽ đốt những thanh củi để làm trong sạch lại nền báo chí nước nhà, đưa những kẻ bảo kê cho báo chí viết láo ra ngoài ánh sáng của pháp luật, để xử lý, trả lại hình ảnh và đạo đức cho những người làm báo.
Trả lờiXóaCần đốt thật mạnh vào lĩnh vực báo chí, lâu nay nhiều tờ báo viết rất phản động, thậm chí quay trở lại chĩa mũi giáo vào Đảng. Tiêu biểu trong số đó là thằng tuổi trẻ, chúng nó dám chế giễu và lôi cuộc chiến chống tham nhũng của cụ Tổng ra để làm trò đùa cơ mà.
XóaKhông biết từ bao giờ tấm thẻ nhà báo, tấm thẻ của những con người viết nên sự thật lại bị biến thành tấm kim bài cho những kẻ trục lợi, chúng dùng tấm thẻ nhà báo để làm bùa hộ mệnh khi sai phạm,dùng nó để uy hiếp và tống tiền những cơ quan và cá nhân sai phạm, những kẻ như thế đang ngày một hủy hoại sự cáo quý của nghề làm báo.
Trả lờiXóaTham thì thâm thôi, muốn kiếm tiền mà lại không muốn bỏ sức lao động ra thì kết cục là như thế này đây. Những tên như thế này phải xử lý thật nặng vào, để cho chúng biết sự nghiêm minh của pháp luật và biết được hậu quả khi vi phạm pháp luật sẽ như thế nào.
Trả lờiXóaTrưởng ban Bạn đọc, báo Giáo dục Việt Nam đã lợi dụng quyền hạn của nhà báo và dùng lời nói đe doạ, uy hiếp về tinh thần để chiếm đoạt của ông Sáng số tiền 200 triệu đồng, chiếm đoạt của ông Hoàn Trung Thực số tiền 50 triệu đồng. Đẹp mặt nhỉ, nhà báo đấy, cứ thế bảo sao chả nhanh giàu
Trả lờiXóaĐạo đức của phóng viên mạng càng ngày càng xuống cấp. Bảo sao làng báo càng ngày càng nát Chúng không từ một thủ đoạn này để câu view, câu like bất chấp sự thật, bất chấp cả đạo đức, ngay lúc này cần lắm một cách cách mạng thanh lọc những con sâu này đi
Trả lờiXóaNhững vụ phóng viên bị bắt, bị khởi tố vì tội tống tiền doanh nghiệp và quan chức rất ít được báo chí đưa tin, đúng theo kiểu đẹp đẽ khoe ra, xấu xa thì đậy lại. Nhiều người chỉ quen với việc báo chí phanh phui cái nọ cái kia mà quên mất rằng bản thân nhà báo, phóng viên cũng có nhiều kẻ chuyên làm giàu từ việc tống tiền.
Trả lờiXóaKhông ít phóng viên lợi dụng nghề nghiệp để kiếm tiền bất hợp pháp; các trường hợp như trên cần phải đưa ra ánh sáng; đây là bài học cảnh tỉnh cho những người khác.
Trả lờiXóa