Gió
Lành
Vũ Văn Tiến |
Hình
như ngày càng nhiều phóng viên, CTV báo chí bị bắt, bị khởi tố vì vi phạm pháp
luật, đa phần là đi dọa nạt, tống tiền. Mới đây, ngày 27-1, Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đã khởi tố, tạm giam Vũ Văn Tiến (50 tuổi,
trú tại tổ 16, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Tiến là CTV của Báo Pháp luật Việt Nam, chuyên trang Pháp luật Plus.
Theo
Công an tỉnh Tuyên Quang, ngày 1-1-2016, Vũ Văn Tiến có ký Bản thỏa thuận cộng
tác với Báo Pháp luật Việt Nam. Bản thỏa thuận có giá trị đến hết ngày
31-12-2016, trên cơ sở đó Vũ Văn Tiến được Báo Pháp luật Việt Nam cấp Giấy chứng
nhận cộng tác viên số 053/PLVN có giá trị đến ngày 31-6-2016 và Giấy chứng nhận
cán bộ, phóng viên số 395/PLVN có giá trị từ ngày 1-10-2016 đến 31-12-2017.
Từ
ngày 1-1-2018 đến nay, Pháp luật Việt Nam không ký thỏa thuận với Vũ Văn Tiến
và không cấp Giấy chứng nhận cán bộ, phóng viên cho Vũ Văn Tiến. Tuy nhiên, thời
gian qua, Tiến vẫn sử dụng Giấy chứng nhận cán bộ, phóng viên đã hết giá trị để
liên hệ, thu thập thông tin, viết bài về những vi phạm của cá nhân, tổ chức
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Mở rộng
điều tra về nhân thân của Vũ Văn Tiến, cơ quan Công an cũng đã làm rõ, ngày
20-1-2001, Tiến chống người thi hành công vụ, Công an huyện Yên Sơn (Tuyên
Quang) xử phạt vi phạm hành chính; ngày 10-10-2001, Tiến gây rối trật tự công cộng,
Công an thị xã Tuyên Quang xử phạt hành chính; ngày 6-3-2006, Tiến vận chuyển
quặng trái phép, Công an huyện Hàm Yên bắt và xử lý; ngày 18-3-2009, Hạt Kiểm
lân thị xã Tuyên Quang khởi tố Vũ Văn Tiến về tội Vi phạm các quy định về khai
thác và bảo vệ rừng; ngày 16-5-2005, Tiến vận chuyển khoáng sản trái phép,
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Tuyên Quang xử lý tịch thu quặng, phạt hơn
4 triệu đồng; ngày 30-5-2006, Tiến chống người thi hành công vụ, Phòng Cảnh sát
kinh tế xử phạt hành chính.
Ơ
nhưng mà đọc mới thấy, Báo Pháp luật Việt Nam của Bộ Tư pháp hẳn hoi mà sử dụng
người, cấp giấy chứng nhận phóng viên dễ quá ha! Sử dụng cả người đã có dày đặc
“chiến tích” thế kia kìa!
Chả
nhẽ cứ chấm dứt hợp đồng, cứ sa thải phóng viên, CTV xong là coi hết trách nhiệm
hay sao? Thế vì đâu mà anh ta có uy để đi dọa nat, tống tiền? Mà cũng chưa có
suy luận gì đến chuyện tiêu cực trong cơ quan báo với CTV đó!
Trách
nhiệm của lãnh đạo báo chí ở đâu trong vụ việc này?
Thiết
nghĩ, chủ quản là Bộ Tư pháp cần có chỉ đạo thế nào chứ, nếu không lại cứ tiếp
diễn tạo ra những dư luận rất không hay! Mà cái trang Pháp luật Plus quá nhiều
tai tiếng xì xầm dồi!
Mình làm trong lĩnh vực truyền thông nên mình hiểu, các cơ quan báo chí tuyển cộng tác viện cực kỳ dễ dãi, chỉ cần có chút văn phong còn lại kiến thức xã hội, phẩm chất chính trị dường như là không hề có, cho nên chất lượng các bài báo chỉ dừng lại ở văn phong tốt, thậm chí có nhiều bài văn phong cực kỳ củ chuối. Chán lắm!
Trả lờiXóaKhông chỉ báo pháp luật mà hầu hết các báo khác đều rất dễ dãi trong việc tuyển dụng cộng tác viên, không có bất kỳ chế tài nào để quản lý các cộng tác viên của mình, cũng như chất lượng bài viết từ những người này. Khi có vấn đề xảy ra chỉ cần chấm dứt hợp đồng cộng tác là coi như phủi sạch trách nhiệm luôn.
Trả lờiXóaKhi xưa Liên Xô sụp đổ nhờ công đóng góp rất lớn của báo chí, truyền thông. Nay nếu Việt Nam không siết chặt vấn đề này thì mất nước chỉ là chuyện sớm hay muộn khi mà ngày ngày báo chí vẫn đang đầu độc người dân bởi những thông tin "chỉ có 1 nửa là sự thật" và cách. Đạo đức đối với nhà báo, phóng viên, cộng tác viên là 1 thứ quá xa xỉ
Trả lờiXóaCơ chế tuyển cộng tác viên quá dễ dàng nên không thể kiểm soát tư cách đạo đức cũng như trình độ của những người này. Việc lập trang tin cũng quá dễ dàng dẫn tới việc không thể kiểm soát độ chính xác của thông tin được đăng, bảo sao càng ngày càng loạn
Trả lờiXóa