Gió
Lành
Cụ
Hoàng Thị Minh Hồ, vợ của vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.000 lượng
vàng cho cách mạng trong Tuần lễ Vàng năm 1945, từ giã cõi trần! Biết boa nhiêu
người dân thương tiếc Cụ, nhắc mãi không thôi công lao cống hiến của các cụ. Nhắc
mãi không thôi tấm lòng nhân hậu của gia đình nhà tư sản yêu nước!
Tang
lễ Cụ được Nhà nước tổ chức theo nghi lễ cấp cao. Đó là thể hiện lòng tri ân,
ghi nhớ công ơn của Nhân dân, của Đảng, Nhà nước đối với Người Yêu Nước.
Vậy
mà, xuất hiện thông tin nói Thành ủy Hà Nội, cơ quan được giao tổ chức tang lễ
Cụ, không thực hiện theo quy định, làm trái lệnh Trung ương, đưa Cụ về Phú Thọ,
nhẽ ra Cụ phải được an tang tại nghĩa trang Mai Dịch…
Chiều
14/11, tại buổi họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức,
thông ông Phạm Thanh Học – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, theo
quy định chung cụ Minh Hồ là người có công, cụ hoàn toàn có đủ điều kiện tiêu
chí đưa về an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Trung ương có quyết định về việc
này, thậm chí đã có cả ô mộ số 20 tại nghĩa trang Mai Dịch dành cho cụ.
Nhưng,
Cụ sinh được 7 người con, 5 con trai và 2 con gái. Trong quá trình gia đình đến
họp với thành phố (một cuộc do Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung chủ trì, những
cuộc khác do Phó Chủ tịch TP Nguyễn Văn Sửu chủ trì) các con của cụ có ý kiến
trái chiều nhau. Theo đó, 5 người muốn đưa cụ về Phú Thọ, 2 người còn lại muốn đưa cụ về nghĩa trang Mai Dịch.
Trước
tình thế này, UBND TP đề nghị làm việc với đại diện gia đình. Gia đình cũng đã
cử ra con trai trưởng làm người đại diện đến làm việc với Ủy ban và thống nhất
cách thức tổ chức tang lễ cho cụ.
Trả
lời câu hỏi tại sao Trung ương quyết định đưa cụ về Mai Dịch nhưng lại đưa đi
Phú Thọ, phải chăng Hà Nội “cãi lệnh” Trung ương, ông Học nhấn mạnh: “UBND TP
Hà Nội không có cán bộ nào lại làm trái quyết định của Trung ương. Hà Nội đã
làm rất nghiêm túc việc này. Tuy nhiên, việc các cụ khi mất còn có di chúc, di
nguyện của các cụ và con cháu. Căn cứ vào ý nguyện của cụ và của gia đình cho
nên cuối cùng quyết định đưa cụ về nghĩa trang ở Phú Thọ.”
Ông
Học cũng thông tin thêm: “Trong số 7 người con có một người có vài ý kiến, thậm
chí tại ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu ông có làm bức trướng căng từ tầng ba thả xuống
có nói một vài việc. Thứ nhất cảm ơn Đảng Nhà nước. Ý thứ hai ông có nói đưa cụ
về Phú Thọ là trái với quyết định của Ban Bí thư. Nhưng vì gia đình có những ý
kiến không đồng nhất nên buộc UBND TP Hà Nội phải có báo cáo gửi lên Trung ương
xin cho ý kiến, thể theo nguyện vọng của
cụ và số đông con cháu”.
“Có
thể trong nội tình gia đình anh em có những cái không thống nhất. Thì thôi đó
là chuyện gia đình, nhất là đối với người đã khuất, nhất là với người có công
như cụ. Từ nay anh em báo chí còn viết về cụ thì chỉ nên viết về những cái tốt
đẹp, những hành động tốt đẹp của cụ và gia đình đối với đất nước với dân tộc. Bởi
ngay cả đến khi cụ mất tiền phúng viếng vẫn được làm những việc nhân nghĩa”-
ông Học chia sẻ.
Trước
đó, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về vấn đề liên quan đến căn biệt thự
số 34 Hoàng Diệu của gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ vẫn chưa được hoàn thiện về
mặt pháp lý, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết đây là vấn đề đã tồn tại
nhiều năm qua và cũng liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau. Bí thư Thành ủy
cũng nhấn mạnh, “thời gian tới, sau khi anh em trong gia đình cụ Hồ thống nhất
với nhau, thành phố sẽ tiếp tục giải quyết”.
UBND
TP Hà Nội cũng đang đề nghị đặt tên ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) – vợ Hoàng Thị
Minh Hồ cho một phố thuộc quận Cầu Giấy. Con phố dự kiến mang tên nhà tư sản Trịnh
Văn Bô dài 1,2 km, rộng 7,5 m, đoạn từ ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại
cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc
phòng.
Thông
tin đã rõ như ban ngày.
Xin
mọi người hãy để Cụ được yên nghỉ ngàn thu. Đừng vì những hiếu kỳ mà để những kẻ
xấu bụng lợi dụng!
Chấm
hết!