Gió
Lành
Mình
không có ác cảm gì với nước Đức, thậm chí, còn có nhiều tình cảm dành cho đất
nước này. Dù gì, mối quan hệ tốt đẹp bấy lâu của hai nước đã đánh dấu bằng thời
gian dài và có những công trình, hợp tác ai cũng biết. Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức ở Hà Nội chẳng hạn.
Nhưng,
mình thấy những phản ứng của phía Đức với việc Trịnh Xuân Thanh về đầu thú ở Việt
Nam là rất buồn cười!
Nói
cái gì đi chăng nữa nhưng anh không đưa ra được bằng chứng thì không thể thuyết
phục được người ta. Nói đi nói lại, xong dư luận phản ứng thì tung lên quả clip
không ăn nhập với những thông tin đưa ra trước đó. Tỉ như: Nói Trịnh Xuân Thanh
bị bắt cóc ban ngày ở công viên, nhưng cái clip thì lại ban đêm tối mù tối tịt
mà ngay ngoài đường, hình ảnh người không rõ ai với ai…
Thêm
nữa, việc Trịnh Xuân Thanh có mặt ở Việt Nam và xuất hiện trên truyền hình nói
rằng, anh ta đã trốn về Việt Nam để đầu thú là bằng chứng xác thực nhất. Sự có
mặt của ông Thanh ở Hà Nội và việc ông ta phát biểu từng chữ từng lời như thế
là sự thật, nó có giá trị xác tín 100% thông tin.
Vì
thế, phía Đức nên thôi đưa những thông tin trái ngược nữa thì hơn; Đức cần thay
đổi cách ứng xử về việc này và hãy cùng giúp Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống
tham nhũng mới phù hợp với thông lệ quốc tế và mối quan hệ hữu nghị của 2 nước
đã có bấy lâu.
Rất ủng hộ quan điểm của tác giả
Trả lờiXóaVụ việc của Trịnh Xuân Thanh đã gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước. Nguy hiểm hơn, một số báo đài phản động trong và ngoài nước như: BBC, RFA, VOA, RFI, Danlambao,…đã lợi dụng vụ việc này để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chính phủ Việt Nam, làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế
Trả lờiXóaĐài truyền hình Việt Nam đã công khai đăng tải trực tiếp nội dung đơn xin tự thú của Trịnh Xuân Thanh và clip Trịnh Xuân Thanh nhận tội và xin hưởng sự khoan hồng tại cơ quan điều tra. Đây là những bằng chứng không thể chối cãi, có sức thuyết phục mạnh mẽ và phủ định hoàn toàn những cáo buộc vô căn cứ của Bộ Ngoại giao Đức nói riêng và chính phủ Đức nói chung về việc Trịnh Xuân Thanh bị các nhân viên tình báo, mật vụ Việt Nam “bắt cóc” tại trung tâm thủ đô Berlin - Đức
Trả lờiXóaSự việc đã rõ thế này còn gì nữa.Trong đơn tự thú, Trịnh Xuân Thanh đã tỏ ra hối hận về các hành vi của mình trong quá khứ và mong muốn nhận được sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật Việt Nam: “Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC
Trả lờiXóaViệc Bộ Ngoại giao Đức cáo buộc chính phủ Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh là hoàn toàn không đúng sự, bịa đặt, đi ngược lại hoàn toàn với những lời khai của Trịnh Xuân Thanh tại cơ quan điều tra. Chính vì vậy, Bộ Ngoại giao Đức cần thận trọng hơn trong những phát ngôn của mình, tránh làm gia tăng những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Trả lờiXóaSự việc đã rõ, Trịnh Xuân Thanh đầu thú chứ không phải bị bắt cóc giống như nước Đức cáo buộc.Một nước Đức tiên tiến thuộc loại nhất nhì thế giới, vậy mà ngay ở “thượng tầng” kiến trúc lại có những người nghi ngờ Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh tại một công viên ngay giữa Thủ đô Berlin, Đức.
Trả lờiXóaKhông ai có thể ép buộc Trịnh Xuân Thanh nói ra những điều này nếu ông ta không muốn. An ninh Việt Nam có tài giỏi đến cỡ nào thì cũng không thể ép buộc Trịnh Xuân Thanh nói ra những điều ông ta không mong muốn, nhất là khi ông ta lại đang bị “bắt cóc”.
Trả lờiXóaViệt Nam và Đức đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, và Đức cũng được xem là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Việt Nam luôn rất trân trọng điều đó và mong muốn quan hệ với Đức sẽ ngày càng phát triển, tôi nghĩ rằng chắc chắn Việt Nam không bao giờ muốn quan hệ giữa hai nước bị ảnh hưởng bởi những chuyện như thế này. Việt Nam rất mong muốn tìm được tiếng nói chung trong vụ việc này, bởi vậy có nhiều thông tin cho rằng, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức vừa qua, Thủ tướng Việt Nam cũng đã đề nghị Đức về việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước chịu tội.
Trả lờiXóaChính phủ Đức nên biết rằng, Trịnh Xuân Thanh là một tội phạm tham nhũng và đang bị truy nã quốc tế, bởi vậy thay vì để Trịnh Xuân Thanh được tự do đi lại ở đất Đức, Chính phủ Đức cần phải phối hợp để bắt giữ, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh mới đúng. Đằng này, Chính phủ Đức đã không làm như vậy, đó thật sự là một điều đáng tiếc và thất vọng.
Trả lờiXóaKhi Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú đáng lẽ Đức phải xem đó là điều đáng hoan nghênh, đằng này lại nghi ngờ rằng Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh. Nếu quả thực Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh như các ông nghi ngờ thì có lẽ các ông phải lấy đó làm điều xấu hổ vì Trịnh Xuân Thanh được đưa ra khỏi quốc gia mình mà an ninh, mật vụ không hề hay biết. Đừng hành xử kiểu như vậy ông Sigmar Gabriel.
Trả lờiXóacho đến hôm nay, Đức hoàn toàn chưa có một bằng chứng nào về việc Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh, tất cả mới chỉ dừng lại ở việc “nghi ngờ” mà thôi. Căn cứ “nghi ngờ” của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tị nạn. Điều đáng nói nữa, bà luật sư này không phải là nhân chứng, bà ta chỉ nghe người khác kể lại
Trả lờiXóaCũng chẳng hay ho gì cho Nhà nước Đức, nếu ai đó nhắc lại vụ việc này. Hiện nay người Đức đang quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác. Người được lợi nhiều nhất có lẽ là bà luật sư đại diện cho TXT. Tên bà được nhắc trên báo và truyền hình và đó là quảng cáo rộng rãi mà không tốn tiền, chỉ tốn nước bọt. Nhưng bọn phản động trong và ngoài nước còn khai thác đề tài này lâu hơn.
Trả lờiXóaCáo buộc vô căn cứ trong thông điệp phát đi ngày 02.8.2017 của Bộ Ngoại Đức không chỉ gây ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Nó còn gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ đối ngoại giữa hai quốc gia trong tiến trình hội nhập, hợp tác ngày càng sâu rộng, toàn diện giữa Việt nam và liên minh Châu Âu EU mà CHLB Đức là thành viên chủ chốt.
Trả lờiXóaKhông ngờ, cứ tưởng Đức thế nào, hóa ra... cũng chẳng có gì. Chuyện mười mơi, công dân Việt Nam phạm tội trốn sang Đức nếu hợp tác ra thì dẫn nó về giao cho Việt Nam xử lý. Đàng này, khi nó tự thấy chán nó lại trốn về đầu thú tại Việt Nam thì la lên ầm ầm...
Trả lờiXóaTXT là công dân Đức chưa mà lên tiếng?
Trả lờiXóaPhía Đức cần xem lại chuyện can thiệp sâu vào nội bộ nước khác, đây không có liên quan gì với nước Đức cả.
chính mồm Trịnh Xuân Thanh nói ra là ông ta trốn về Việt Nam thì có ngĩa là như vậy. Trước đó, Bộ trưởng Công an còn rả lời rõ ràng trên báo chí là không có thông tin về việc này. Chuyện tội phạm bị truy nã ra đầu thú vẫn thường xảy ra chứ lạ lầm gì đâu. Không hiểu bên Đức người ta tư duy thế nào? Ít ra thì cũng phải có căn cứ chứ.
Trả lờiXóaCứ nói bắt cóc nhưng có đưa ra mẩu chứng cứ nào đâu, toàn nói xuông.
Trả lờiXóaChính nước Đức tự làm mất hình ảnh, mất uy tín nếu mà họ cứ tiếp tục vô lý như thế. Rất nhiều người Việt Nam đang thất vọng về nước Đức.
XóaCó đơn xin ra đầu thú, chữ ký của TXT, có clip của chính ông ta nói chuyện trốn về đầu thú. Những thứ ấy nước Đức không nhìn thấy không nghe thấy thì người ta hiểu thế nào đây?
Trả lờiXóaThế mới nói là thậm vô lý!
XóaChắc chắn, không vì TXT mà nước Đức làm xấu đi quan hệ toàn diện với Việt Nam.
Trả lờiXóaCũng không phải là không có quan hệ gì, nhưng cớ sao Đức không hề hợp tác chút nào? khi TXT trốn về nước thì lại làm trò lố?việc Trịnh Xuân Thanh có mặt ở Việt Nam và xuất hiện trên truyền hình nói rằng, anh ta đã trốn về Việt Nam để đầu thú là bằng chứng xác thực nhất. Sự có mặt của ông Thanh ở Hà Nội và việc ông ta phát biểu từng chữ từng lời như thế là sự thật, ae zân chủ đừng cố xuyên tạc nữa
Trả lờiXóaTrịnh Xuân Thanh đã khai báo trước cơ quan điều tra về toàn bộ quá trình trốn chạy và ra đầu thú vì ly do lo sợ cũng như không chịu nổi cảnh sống chui lủi nơi đất khách. Ấy vậy mà vẫn có những đoạn clip đặt điều, nói sai, vu oan cho rằng Thanh bị bắt cóc. Thật là nực cười vì bẳng chứng đã rõ ràng mà vẫn bịa được.
Trả lờiXóaViệc Bộ Ngoại giao Đức cáo buộc chính phủ Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh là hoàn toàn không đúng sự, bịa đặt, đi ngược lại hoàn toàn với những lời khai của Trịnh Xuân Thanh tại cơ quan điều tra. Chính vì vậy, Bộ Ngoại giao Đức cần thận trọng hơn trong những phát ngôn của mình, tránh làm gia tăng những căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Trả lờiXóaNếu 'bắt cóc' được xảy ra thì đúng như lập luận của tác giả đã cho thấy khả năng ảnh hưởng đến quan hệ của hai nước là rất ít có khả năng xảy ra. Tôi tin quan hệ giữa hai nước vẫn tiếp tục phát triển và diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp chứ không phải là những "mong muốn" như phía các đối tượng dân chủ kia mong muốn. Và chúng ta phải thực sự tỉnh táo để đối đầu với những kẻ như ngày hôm nay!
Trả lờiXóaNhìn lại những gì mà Đại sứ quán Đức hay nói cụ thể hơn là các tùy viên chính trị của Đức tại Hà Nội đã nhiều lần cấu kết với các tổ chức phản động trong và ngoài nước nhất là với số chống đối núp bóng xã hội dân sự như Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền, Phạm Đoan Trang...Đáng buồn hơn là xã hội Đức chứa chấp những tên tội phạm hình sự nguy hiểm như Bùi Thanh Hiếu. Và bây giờ đây, chúng ta nên im lặng để chờ cơ quan chức năng
Trả lờiXóaTrịnh Xuân Thanh đã đầu thú thì sẽ được tiếp nhận theo quy trình của pháp luật Việt Nam, do vậy việc ngoại giao Đức yêu cầu Việt Nam dẫn độ Trịnh Xuân Thanh là một yêu cầu thô thiển, can thiệp phá hoại trình tự xử lý tội phạm của pháp luật Việt Nam; còn nếu Bộ Ngoại giao Đức khăng khăng khẳng định tình báo Việt Nam bắt Thanh tại Đức thì họ đã tự biến mình thì những trò hề trong mắt cộng đồng quốc tế. Họ đã cố ý can thiệp vào Việt Nam một cách bất hợp lý thì chẳng việc gì chúng ta phải nhún nhường cả!
Trả lờiXóaVụ việc lùm xùm liên quan đến việc ra đầu thú của Trịnh Xuân Thanh nên đi đến hồi kết bởi phía Đức không thể đưa ra những căn cứ xác thực chứng minh cáo buộc đối với Việt Nam. Việc cần làm tiếp theo chính là chờ đợi cơ quan điều tra làm rõ toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân Trịnh Xuân Thanh trong suốt thời gian vừa qua. Một lần nứa nhấn mạnh răng dù là ai cũng không đủ quyền để can thiệp vào Việt Nam !
Trả lờiXóaViệc Trịnh Xuân Thanh có mặt ở Việt Nam và xuất hiện trên truyền hình nói rằng, anh ta đã trốn về Việt Nam để đầu thú là bằng chứng xác thực nhất. Sự có mặt của ông Thanh ở Hà Nội và việc ông ta phát biểu từng chữ từng lời như thế là sự thật, nó có giá trị xác tín 100% thông tin.
Trả lờiXóa