Gió
Lành
Mấy
bữa nay gạch đá ầm ầm trên phây, cứ ở đâu đăng ghép đôi ý kiến của nhà
văn Tuệ Nghị và Trần Mạnh Hiệp, là ở đó là nhận gạch, đá hộc. Cư dân mạng dù là
ảo tung chảo nhưng không chấp nhận kiểu bỏ Tết ta (Tết Nguyên đán) chỉ đón Tết
tây.
Tết
Nguyên Đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, đây là ngày để mọi
con người đều đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên. Tết
Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm
giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật
cỏ cây.
Do
cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của
người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước
chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Vì
Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn
Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm
của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau
ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng
2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7
đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7
tháng Giêng).
Nguồn
gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng
ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam
trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày"
thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc
thuộc.
Có
thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử
đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của
một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn
chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận
thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong
nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà
tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này".
Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.
Cho
nên, cái lập luận là bỏ Tết ta vì nó không phải chính nguồn gốc từ dân tộc ta
là sai toét. Chớ thấy Tết tây có vẻ hay hay, phong cách hiện đại mà chạy, đòi bỏ
Tết ta tâm linh của dân tộc mình.
Tìm hiểu thêm về Tết Nguyên đán ở link phía dưới nha
Tết Tây có cái trò thau đau chớ có cái gì hơn đâu mà chạy theo á?
Trả lờiXóaVấn đề không phải là cái Tết nào hay hơn Tết nào, Tết là nét cổ truyền dân tộc, sao có thể đề nghị bỏ? Nhà văn nhà vẻ kiểu gì không biết nữa.
Trả lờiXóaĐúng là ý kiến ngu!
Trả lờiXóaTết là nét văn hóa bao đời của người Việt, chúng nghĩ bỏ được sao? Lại là văn hóa tâm linh nữa đó. Cái hay ta học nhưng vì thế mà về bỏ cái truyền thống đẹp của ta.
Trần Mạnh Hiệp chẳng qua là tính toán kiểu thằng đi buôn, còn cái cô gọi là nhà văn kia tính chơi nổi sao? Ngu quá, hết phần của nhợn của bòa.
Trả lờiXóaKhông chấp nhận ý kiến bỏ Tết ta.
Trả lờiXóaSao có thể từ bỏ Tết đã gắn bó với chúng ta bao đời nay được? Mà đây là nét tâm linh, là thời khắc sum họp...
Mấy cô chú nghĩ ra ý tưởng điên rồ bỏ Tết chắc có vấn đề về nhận thức.
Trả lờiXóaVớ vẩn, đúng là hết việc làm nên vẽ ra ý tưởng rồ để gây sốc, gây sự chú ý vào bản thân. Đọc còm mèn trong hình trên chết cười, nhưng nghĩ đúng thật, bỏ Tết ta lấy Tết tây y như là rước ông hàng xóm về nuôi vậy!!!!
Trả lờiXóaBỏ là bỏ thế nào? Đừng có so sánh văn hóa nhá, ngu lại thích thể hiện.
Trả lờiXóaTết đến rồi, năm cũ qua đi thì gác lại chuyện cũ thôi. Chắc chúng nó hoắng lên chót dại í mà, tha cho chúng nó đê, đi ra chợ hoa mà chơi.
Trả lờiXóaCó khi 2 người đưa ra tối kiến này mất Tết vì bận xếp gạch đá.
Trả lờiXóacái lập luận là bỏ Tết ta vì nó không phải chính nguồn gốc từ dân tộc ta là sai toét. Chớ thấy Tết tây có vẻ hay hay, phong cách hiện đại mà chạy, đòi bỏ Tết ta tâm linh của dân tộc mình.
Trả lờiXóaNăm nào cũng như năm nào, cứ đến Tết lại là chủ đề bàn tán có nên duy trì Tết hay không duy trì Tết. Nhưng kết quả ra sao thì ai cũng biết được như thế nào rồi, vậy cứ đưa một chủ đề nhàm này bàn tán nhiều cũng không cần
Trả lờiXóa