Gió Lành
Freedom House là tổ chức phi
Chính phủ, thành lập tháng 10/1941, trụ sở đặt tại Hoa Kỳ. Tổ chức này tự gán
cho mình sứ mệnh “theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, khảo sát và nghiên
cứu tình hình thực thi các quyền tự do chính trị và dân sự tại các quốc gia
trên thế giới”. Là tổ chức phi chính phủ nhưng thực ra, chả phi cái gì. Tổ chức
này hoạt động bằng tiền của một số nước, đương nhiên, đánh đổi lại họ phải làm
theo người cung cấp tiền.
Như gà đẻ trứng, mới đây,
tổ chức này lại công bố kết quả khảo sát về “tự do internet” trên toàn thế giới
và lại như mọi khi, Việt Nam xếp vào hàng cuối, tức là những quốc gia không có
tự do về internet. Lý do họ đưa ra là: “Việt Nam duy trì chính sách kiểm soát
Internet, theo dõi, đánh sập các trang mạng xã hội, hạn chế thông tin và tiếp tục
vi phạm quyền của người sử dụng mạng, bất chấp luật lệ, đàn áp bloggers bằng
chiêu bài bảo vệ an ninh quốc gia...”
Thực tế tại Việt Nam, quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí trong đó có tự do internet được ghi hẳn trong Hiến
pháp luôn. Điều 25, Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định”.Luật Viễn thông cũng nêu rõ trách nhiệm của
Nhà nước trong việc “tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển nhanh và hiện đại
hóa cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân”.
Thêm nữa, Nghị định
72/2013/NĐ - CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên
mạng quy định cụ thể chính sách phát triển, quản lý Internet của Nhà nước như
sau:
“1. Thúc đẩy việc sử dụng
Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục,
đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo
việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Khuyến khích phát triển
các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên
Internet. Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet.” (Điều
4).
Chả thế mà, tính tới tháng 3
năm 2015, có khoảng 45% dân số sử dụng internet tức tính ra sẽ khoảng có 41 triệu
người dùng. Theo số liệu mình cập nhật 22/7/2015 của Facebook thì có khoảng 25M
– 30M(M là triệu) người hoạt động hàng tháng trên mạng xã hội này.
Khủng chưa?
Freedom House nói ảo thế tin
thế nào được?!
Freedom House vẫn thế, có khác gì đâu
Trả lờiXóaPhải nói nhưng năm gần đây nhà nhà lên phây, ăn phây ngủ phây. Thế mờ còn nói là không tự do thì còn gì là tự do đây?
Trả lờiXóaPhải nói hội này đểu thật, Việt Nam dùng internet tẹt ga, vẫn kêu.
Trả lờiXóaTổ chức này không khách quan khách quách gì cả đâu, tiền nhận vô nên phải chịu ảnh hưởng chứ, người ta đưa tiền để chơi à? dớ dẩn
Trả lờiXóaChính xác, không ai cho ai không thứ gì.
XóaĐội cái mũ phi chính phủ lên cho ra vẻ khách quan, hết.
Miếng thịt không phải mua nằm trong bẫy chuột mà!
Xóakakaka, đúng câu đó nhưng trong trường hợp này không phải vậy. Tiền tài trợ để cho đối tượng khác, không phải tổ chức này. Tổ chức gọi là phi chính phủ này mới là bẫy chuột.
XóaKhông có thứ phi lợi nhuận đâu, chẳng qua lợi nhuận tính không bằng tiền thôi.
Trả lờiXóaChuẩn đấy, đây là lợi nhuận mềm.
Xóathường các tổ chức phi chính phủ nhận tiền từ mỹ và một số nước khác và cách họ truyền thông cũng hết sức tinh vi, khéo léo.
Trả lờiXóaCông nhận nước ngoài truyền thông rất tinh vi nên thường phải thời gian dài người dân mới phát hiện ra.
XóaTôi vẫn sử dụng Facebook hằng ngày và các trang web khác bình thường. đâu có nghe ai nói bị cản trở, quấy rầy gì.
Trả lờiXóa