Gió
Lành
Chuyện mạng máy tính của Hàng không quốc gia Việt Nam bị chèn mã độc đang là mối quan tâm, lo lắng của nhiều người. Dư luận xã hội có những bàn luận từ các góc nhìn khác nhau. Muốn nói gì thì nói, không thể phủ nhận nỗi lo lắng, nhưng cũng phải nhìn nó từ góc nhìn rộng hơn để hiểu cho đúng mức độ sự việc. Và tin tặc là vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm. Thực ra, tin tặc là mối lo của rất nhiều quốc gia, không riêng gì Việt Nam.
Hơn
5 năm qua, các cơ quan tình báo Mỹ đã theo dõi một số nhóm tin tặc Trung Quốc,
nhận thấy chúng thường tấn công có hệ thống để đánh cắp thông tin từ các nhà thầu
quốc phòng, doanh nghiệp và cả cơ quan chính phủ Mỹ. Những mục tiêu thường là
các công ty quốc phòng, công ty năng lượng hoặc nhà sản xuất điện tử tại Mỹ.
Năm
2015, Washington nhận thấy hacker dường như thay đổi mục tiêu. Chúng tìm cách
“nằm vùng” sâu hơn trong những hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ chứa kho dữ
liệu khổng lồ của các viên chức liên bang.
Sau
vụ việc, giới chức Mỹ cuống cuồng tìm hiểu, liệu những cơ quan khác có đang lưu
trữ các thông tin nhạy cảm nhưng bảo mật yếu kém hay không. Washington không
công bố những cơ quan nào trong nhóm nguy cơ cao, nhưng một báo cáo kiểm toán
công bố đầu năm 2015 cho thấy các đơn vị bị đánh giá an ninh lỏng lẻo là Cơ
quan quản lý hạt nhân (NRC), Sở Thuế vụ (IRS), Bộ Năng lượng, Ủy ban chứng
khoán và sàn giao dịch (SEC), và cả Bộ Nội an.
Gần
đây, báo Anh hồi hạ tuần tháng 3-2016 thuật câu chuyện một tin tặc “thượng thừa”
của TQ là Su Bin, kẻ đã tìm cách đánh cắp những dữ liệu quân sự Mỹ, trong đó có
thông tin về chiến đấu cơ F-22 và F-35 của hãng Lockheed Martin, cũng như máy
bay vận tải C-17 của hãng Boeing. Su Bin là một triệu phú gốc TQ sống tại
Vancouver (Canada). Năm 2014, Bin bị Mỹ cáo buộc tội tin tặc nhưng đã chiến đấu
pháp lý để chống lại việc bị dẫn độ sang Mỹ, cho tới tháng 3-2016 mới chịu thúc
thủ. Hắn đã thỏa thuận với các nhà điều tra Mỹ để nhẹ tội và đã khai nhận việc
mình xâm nhập các hệ thống máy tính của những nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp
thông tin mật. Hoạt động gián điệp này bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài tới năm
2014 mới bị phát hiện. Su khai mình là trinh sát cho hai tin tặc ở TQ. Bộ Tư
pháp Mỹ cho biết hai tin tặc đó làm việc cho quân đội TQ.
Những
thông tin trên để thấy rằng, tin tặc Trung Quốc là mối lo không chỉ riêng Việt
Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ này, kể cả Mỹ.
Chúng
ta không lạc quan nhưng cũng không vì thế mà hoảng loạn, mất bình tĩnh. Để giải
quyết vấn đề cần chiến lược lâu dài và cả những việc cần làm ngay trước mắt.
Hãy
để các cơ quan chức năng làm việc, đừng đứng ngoài phán như đúng rồi nha các
thím!
Những lo lắng cũng là đương nhiên, vì hack vào hệ thống máy tính lấy cắp hay thay đổi dữ liệu máy tính sẽ là nguy cơ ảnh hưởng tính mạng con người.
Trả lờiXóaTính mạng của hàng ngàn người chứ có phải chơi đâu mà không lo? Ai nói không lo thì là điêu toa. Sợ cũng là đương nhiên.
Trả lờiXóaĐã có ý kiến dè bỉu những người làm an ninh mạng nhưng đó là những kẻ chém gió. Thực tế làm bảo mật mạng là công việc khó khắn vô cùng.
Trả lờiXóaĐừng để ý đến những gì các anh hùng bàn phím chém, việc của họ là phán trên mạng ảo. Đời thực chỉ là lũ ẻo lả trong nhận thức.
Trả lờiXóaHacker là mối lo của dân mạng, không phân biệt quốc gia hay dân tộc, chỉ khác nhau là thời điểm và mức độ ảnh hưởng.
Trả lờiXóaCó hacker mũ trắng và mũ đen, nên phân biệt Hoa Sen nhé, đừng nên đánh đồng.
Trả lờiXóaPhải bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
Trả lờiXóaKhông thể coi thường nhưng cũng phải tìm cách thận trọng xử lý, nhảy lên chắc đã được việc?!
Trả lờiXóaChém như đúng rồi.
Trả lờiXóaXin các bác, chuyện này đâu phải dễ!
Hãy ủng hộ bằng cách làm đúng hướng dẫn của các cơ quan chức năng, đừng tự làm gì, tự đánh giá lĩnh vực mình không biết.
Trả lờiXóaVụ tấn công vào hãng hàng không Việt Nam Airlines của tin tặc Trung Quốc ngày 29/7 đã làm tăng thêm căng thẳng giữa hai quốc gia khi mà có nhiều nguồn tin cho rằng chính phủ Trung Quốc đứng sau vụ việc này. Nhìn rộng ra, đây cũng là cách thức quen thuộc của Bắc Kinh khi tấn công vào rất nhiều cơ quan, công ti của các cường quốc như Mỹ, Anh,...
Trả lờiXóaĐể có thể khắc phục được thiệt hại của các cuộc tấn công mạng là vô cùng khó khăn khi mà những công nghệ tin tặc sử dụng là vô cùng hiện đại. Cách duy nhất là phải ngăn ngừa, phòng tránh trước những nguy cơ xảy ra tấn công mạng, bằng cách mỗi người hãy nâng cao cảnh giác, tránh bị lừa khi sử dụng mạng, nhất là khi tham gia các trang mạng xã hội.
Trả lờiXóaNhìn ra thế giới, chúng ta có thể thấy rằng tin tặc Trung Quốc là mối lo không chỉ riêng Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ này, kể cả Mỹ. Do đó, việc đổ lỗi cho cục an ninh mạng của một số phần tử phản động là thiếu căn cứ. Hơn nữa, tin tặc tấn công với công nghệ rất tinh vi, thiệt hại là điều khó tránh khỏi.
Trả lờiXóacó thể nói, không gian mạng dần trở thành nơi để các tin tặc tấn công các cá nhân, tổ chức với mục đích xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cá nhân, tổ chức, đời sống, liên quan đến việc làm, mục đích của họ, thậm chí ảnh hưởng lớn hơn đến các lĩnh vực khác, đe dọa an ninh quốc gia.
Trả lờiXóahiện nay, rất nhiều nước bị ảnh hưởng bởi các tin tặc không chỉ trong nước mà còn chịu ảnh hưởng từ các nước khác, bởi rất nhiều nước đang sử dụng mạng internet để tấn công các nước khác, có thể coi đây là một cuộc chiến tranh lạnh, chiến tranh trên lĩnh vực công nghệ thông tin, và nó ngày càng trở nên phổ biến.
Trả lờiXóanói về lĩnh vực thông tin mạng thì phải kể đến các nước mạnh như Việt Nam, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc,... trong đó phải nói đến lực lượng tin tặc của Trung Quốc, đây là một nước luôn đào tạo, nuôi dưỡng một đội ngũ hacker hùng hậu, chuyên đi tấn công, đánh cắp, xâm nhập bất hợp pháp các thông tin của các nước khác.
Trả lờiXóatheo các báo cáo thống kê thì trên cả thế giới diễn ra hàng triệu cuộc tấn công mạng của các nước nhằm vào mục đích an ninh quốc gia, tình hình chính trị của các nước, nhất là các nước mạnh nắm giữ nhiều thông tin bí mật, và nước có nhiều cuộc tấn công vào các nước khác nhất có lẽ vẫn luôn là Trung Quốc.
Trả lờiXóa