Gió Lành
Thấy
trên nhà Tre Làng, Loa Phường đăng bài về chuyện phóng viên Jonathan Head của
BBC bị tước bị trục xuất và tước quyền hoạt động báo chí ở Việt Nam. Chuyện này
đúng như các nhà trên thông tin, tay phóng viên này hoạt động báo chí tại Việt
Nam nhưng không tuân theo quy định của luật pháp Việt Nam thì phải chịu xử lý.
Chuyện
bình thường như cân đường hộp sữa!
Thử
hỏi các phóng viên Việt Nam tác nghiệp ở Anh xem họ có phải tuân theo các quy định
của Anh không? Chắc chắn câu trả lời là có và phải tuân thủ nghiêm túc luôn. Cái
này là nguyên tắc, quốc gia nào cũng vậy.
Quay
trở về với chuyện phóng viên BBC.
Jonathan
Head là phóng viên phụ trách mảng Đông Nam Á của BBC nên chắc chắn anh ta phải
rành những quy định. Nhưng anh ta bị tước quyền hoạt động báo chí vì đã hoạt động
ngoài chương trình báo chí đã được cấp phép. Cũng có thể đó là hoạt động nằm
ngoài hoạt động báo chí.
Theo
Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về các quy định xử phạt
hành chính đối trong hoạt động báo chí, xuất bản, thì hành vi hoạt động ngoài
chương trình xin phép của phóng viên BBC trên đã vi phạm Điểm b khoản 1 Điều 5
của Nghị định vì đã hoạt động thông tin báo chí không có giấy phép hoặc không
đúng chương trình đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng
thời, theo Điểm d Khoản 5 Điều 17 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh cư trú và đi lại thì ngoài việc bị xử phạt còn bị áp dụng chế tài bổ sung:
“Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4,
5 và Khoản 6 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức
xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (Khoản 9 Điều
17).
Vậy
là chuyện Jonathan Head bị trục xuất và tước quyền hoạt động báo chí tại Việt
Nam là chuẩn cơm mẹ nấu rồi!
Mà
đây không phải lần đầu BBC có phóng viên bị xử lý ở nước ngoài. Mới đây này, nhóm
phóng viên của BBC đã bị trục xuất vì “bóp méo sự thật và nói xấu hệ thống
chính trị, bôi xấu lãnh đạo của Triều Tiên”. Theo ông Ryong-il, Tổng thư ký Ủy
ban Hòa bình Quốc gia Triều Tiên dù ông Wingfield-Hayes đã viết cam kết và xin
lỗi nhưng sẽ không bao giờ được nhập cảnh vào nước này một lần nữa.
Phóng viên Nay Myo Lin của BBC ở Myanmar cũng đã bị kết án tù 3 tháng vào ngày 6 tháng 6 vừa
qua, vì bị cáo buộc tấn công cảnh sát khi đưa tin sinh viên biểu tình ở Yangon
hồi năm ngoái.
Không
phải lần đầu họ phạm chuyện ấy đâu nha!
Vi phạm luật pháp Việt Nam khi đang trên lãnh thổ Việt Nam là phải xử lý nghiêm minh rồi, điều này chẳng có gì là lạ cả, ngay như các vụ gần đây cũng vậy diễn viên Minh Béo vi phạm luật pháp Mỹ và phải chịu sự xử lý là có thật và chẳng có thể trách ai được cả.
Trả lờiXóaTôi thấy trục xuất là rất đúng luật pháp Việt Nam hiện hành rồi, có xử lý đúng luật như vậy mới có thể tạo ra được sự răn đe cho những người đi sau, để có thể cảnh tỉnh những người đang có ý định vi phạm. Đây cũng là bài học cho một số người làm trong lĩnh vực báo chí không nên có các hành động tương tự.
Trả lờiXóaviệc có sai phạm thì bị trục xuất là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp vì không có pháp luật nước nào dung túng hay để yên cho các hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ của mình cả. chúng ta cần được tôn trọng và chỉ tôn trọng và tạo điều kiện cho những ai biết tôn trọng luật lệ của chsung ta một cách chính đáng mà thôi.
Trả lờiXóaHoàn toàn đích đáng cho những kẻ thích lợi dụng danh nghĩa phóng viên đi làm những chuyện vi phạm pháp luật, tôi thấy rằng với luật Việt Nam hiện nay thì việc trục xuất vẫn còn rất khoan hồng rồi chứ đối với một số nước khác trên thế giới thì sự việc chắc chắn sẽ chưa thể dừng lại ở việc trục xuất về nước đâu.
Trả lờiXóaĐiều đáng nói, để bênh vực Jonathan Head, một số báo đã dẫn lại lời của ông này sau khi bị tước giấy phép hoạt động khi cho rằng vì “Cán bộ hướng dẫn đi kèm biết chúng tôi khi ấy đang ở một cuộc gặp mặt khác đã được cho phép, nhưng họ không sẵn lòng rút lại lời cáo buộc đó” nên việc cá nhân ông không vi phạm quy định về "hoạt động ngoài chương trình báo chí đã được cấp phép".
Trả lờiXóaNgay trước thềm chuyến thăm Việt Nam, một nhóm nghị sỹ thuộc phái diều hâu của lưỡng viện quốc hội nước này (Thượng viện và Hạ viện) đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên Tổng thống Mỹ B. Obama; trong đó các nghị sỹ này đã khuyến cáo và đề nghị Tổng thống đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và gây sức ép cần thiết để giới chức trách Việt Nam thả một số người được gọi dưới danh nghĩa "tù nhân lương tâm"..
Trả lờiXóaĐể hậu thuẫn cho chiến dịch này, nhiều cơ quan báo chí nước ngoài đã xin nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích để đưa tin nhưng thực chất là lợi dụng để tiếp cận, thu thập thông tin một chiều từ số đối tượng chống đối trong nước mà Nguyễn Quang A đang được biết đến như một tên đầu lĩnh và "chủ trò". Tuy nhiên, điều chúng ít ngờ nhất là hoạt động của chúng tại Việt Nam đã chịu sự quản lý tương đối chặt chẽ từ các cơ quan hữu trách và nếu không muốn xử lý thì cách duy nhất là tuân thủ lịch trình đã đăng ký.
Trả lờiXóaLý do bị trục xuất và tước quyền hoạt động báo chí là do ông phóng viên phụ trách mảng Đông Nam Á của BBC này đã hoạt động ngoài chương trình báo chí đã được cấp phép, xong ông ta cãi chày cối rằng, vi phạm này không đúng, vì “Cán bộ hướng dẫn đi kèm biết chúng tôi khi ấy đang ở một cuộc gặp mặt khác đã được cho phép, nhưng họ không sẵn lòng rút lại lời cáo buộc đó”!?!
Trả lờiXóaTrên thực tế, BBC cho VOA biết, báo này không được phép về Việt Nam đưa tin đoàn ông Obama, như vậy khả năng ông phóng viên trên đã “khoác áo” một tòa báo khác để lọt vào Việt Nam và cố gắng thực hiện việc làm “ngoài chương trình” đúng với ý đồ nhập cảnh của mình, khi bị phát giác, cãi chày cối xong không thoát tội. BBC đến nay không bình luận gì về thông tin này.
Trả lờiXóaVN không những là đất nước có trình độ bảo vệ an ninh yếu nhân an toàn tuyệt đối, mà còn là quốc gia có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia. Qua rồi, qua lâu rồi ba cái trò tác nghiệp lừa đảo kiểu những hình ảnh "bịt miệng cha Lý". Chú đến VN để tường thuật chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ.
Trả lờiXóa