Nguồn:
Phạm Tú Anh
Chép
từ Ngọc Quách
Năm
1993, vụ án Cầu Chương Dương xảy ra. Viên trung uý cảnh sát giao thông Nguyễn
Tùng Dương bị kết tội giết em Nguyễn Việt Phương trên đường giao bọc tiền 50
triệu đồng, nhằm mục đích cướp tiền nhưng không thành.
Lần
đầu tiên tôi nhận thấy sức mạnh vô song của báo chí, thay quan toà luận tội.
Ngày
ấy Tùng Dương không chết vì loạt đạn dành cho tử tù thì cũng không thể sống
thêm ngày nào bởi sự xuống tay quyết liệt của báo chí và dư luận.
12
năm sau, tôi trở lại vụ án. Tìm gặp luật sư của Dương, vợ con Dương, đồng đội của
Dương, đặc biệt tìm gặp vị pháp y già - người cho đến khi đã gần 80 vẫn nói ông
đúng. Dương không bắn phát súng đó vào Phương, phát súng đầu tiên và cũng là
phát súng được nhận định giết chết Phương. Vậy nghĩa là Dương chết oan? Tôi hỏi
và ông thở dài. Điều đó bây giờ nghĩa lý gì nữa cô? Ngày ấy vì kết quả này, tôi
năm lần bảy lượt bị dọa giết. Nhà tôi bị ném phân. Công việc tôi bị nguy hiểm.
Tôi k dám ra đường trong thời gian rất lâu. Họ photo báo chí kết tội Dương rải
khắp nơi nào có mặt tôi. Nói thật với cô, giờ này - khi mồ Dương và Phương đều
đã xanh cỏ, tôi vẫn sợ. Xin cô hãy đừng nhắc tới tên tôi trong bài báo nữa.
Rồi
ông lọ mọ mang ra hồ sơ ngày ấy. Tôi ngồi ở nhà ông nghiên cứu mấy ngày. Đọc kỹ,
tĩnh tại, và thấy không phải ông không có lý.
Đồng
đội Dương ở Công an HN nói thẳng vào mặt tôi, họ thù báo chí! Ác và ngu. Những
lập luận vô lối, a dua. Nhưng lại tạo được một làn sóng khủng khiếp, một thế lực
khủng khiếp, dọn sẵn quan tài cho Dương, dọn sẵn phiên toà cho Dương, sẽ xử tử
ai không xử tử Dương.
Giờ
đây, nhiều đồng đội cũ của Dương vẫn rơm rớm: Dương chết vì dư luận! Xử Dương tội
chết chỉ để trấn an dư luận.
Luật
sư của Dương nhắc đến vụ án với nhiều nỗi dày vò. Hẹn tôi mỗi cuối ngày, mang
ra chai rượu. Em uống với anh, nhắc đến Tùng Dương, anh chỉ muốn uống thôi.
Khơi chuyện cũ làm gì...
Và
hai đứa con Dương cũng như người vợ, mà thôi tôi k nhắc tới họ nữa. Đã quá đủ
cho sức chịu đựng của một kiếp người.
Đám
đông như một bầy rắn rết sẵn sàng xẻ thịt lột da bất kỳ đồng loại nào, chỉ vì
ghét cái thái độ, chỉ vì nói cho sướng cái mồm.
Như
hôm nay, khi anh công an lên thế vật thằng ku hàng rong xuống đất, dư luận ép đến
mức kẻ thi hành công vụ cùng gia đình phải đến bệnh viện xin lỗi thằng tha lôi
cái ba gác chạy ngông nghênh mọi hang cùng ngõ hẻm; còn thằng chả hoan hỉ hé mắt
tinh ranh trên giường bệnh rung đùi xem xét có nên tha thứ hay không; người người
góp tiền từ thiện cho chả và kẻ kẻ lôi chân dung chú công an tội nghiệp rêu rao
mọi nẻo cùng mạng ảo đòi đánh đòi giết đòi đốt nhà xả phân ỉa vào bản mặt...
Đúng
sai bất biết!
Hãi
hùng.
Sợ
quá cái cõi đời nghiệt ngã!
Sau
này nếu còn cơ hội, tôi vẫn muốn một lần trở lại với vụ án Tùng Dương. Oan khuất
luôn là nỗi ám ảnh gớm ghê nhất!
Đúng là làm cho sướng cái mồm, xin dư luận hãy một lần tha cho người ta, để pháp luật xử đúng người đúng tội là được. Đừng theo kiểu a dua mà bắt một người phải chết. Câu đám đông như một bầy rắn rết sẵn sàng xẻ thịt lột da bất kỳ đồng loại nào, chỉ vì ghét cái thái độ, chỉ vì nói cho sướng cái mồm. Hãy kiềm chế và theo dõi và lắng nghe công lý.
Trả lờiXóaSợ thật, sao có thể chiều theo dư luận như thế được?
Trả lờiXóaThế ra ông Tùng Dương chết oan à?
Trả lờiXóaThế mà lũ dâm chủ cứ toác mồm ra kêu rên, dân chủ quá trớn!
Trả lờiXóaChúng tưởng dân chủ là thế hả? Vãi lồng.
Trời! Nghiệt ngã quá!
Trả lờiXóaNếu cứ phải làm theo dư luận, chạy theo số đông thì xã hội sẽ ra sao?
Thế mà đọc lại những bài viết thấy đanh thép như súng bắn!
Trả lờiXóabáo chí và dư luận giết chết người ta!
Không thể ngờ được!
Trả lờiXóaCông an có những thử thách, khó khăn lặng thầm, gian khó.
Ai làm công an chắc phải gan lắm!
Trả lờiXóaQuớ kinh!
Công an cũng là người, cũng có những lúc họ bức xúc. Thử nghĩ, một bà bán rong cứ quẩy gánh lấn chiếm lòng đường, có khi gây tai nạn giao thông, nhưng đuổi mãi không nghe, có khi còn trêu tức, chửi...
Trả lờiXóaĐọc xong toát hết mồ hôi.
Trả lờiXóaKhông làm công an cũng thấy bức xúc! AAAAAAA
cần có biện pháp để công bằng, tránh những chuyện như trên xảy ra.
Trả lờiXóaCán bộ sự sức ép dư luận không nên ngồi xử.
Tôi cũng nhiều lúc rất ghét báo chí, ghét cái kiểu làm việc không theo chất lượng mà chạy đua với các báo khác sao cho mình nhanh nhất còn sự thật thế nào thì mặc kệ. Đến khi biết mình nhầm lẫn cũng chẳng thèm xin lỗi lấy một câu. Đã từ rất lâu rồi tôi chưa thấy một tờ báo nào đăng một lời xin lỗi đến bạn đọc và nhân vật cả. Vì họ đã đưa đúng 100% thông tin ư? Không phải...
Trả lờiXóaBáo chí a dua chạy theo nhau đã đành, chính người đọc cũng mắc phải tâm lý đám đông, chạy theo dư luận. Có được mấy người đọc tin tức mà ngồi suy ngẫm thấu đáo vấn đề, nhìn nhận sự việc từ nhiều mặt. Hay lại mang cái đánh giá chủ quan của mình đi áp đặt cho suy nghĩ của người khác. Suy nghĩ thế nào là quyền của mỗi người, nhưng dư luận mà họ tạo ra lại ảnh hưởng đến người khác, thậm chí là rất khủng khiếp.
Trả lờiXóaTừ lúc nào báo chí tự cho mình cái quyền được phán xét người khác. Chẳng phải công an mà nhiều công ty, doanh nghiệp nhắc đến báo chí là thở dài ngao ngán. Một bài báo viết về họ, bất luận đúng sai thế nào thì cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến họ, dù họ có giải thích thế nào đi nữa thì chắc gì đã có ai nghe.
Trả lờiXóaThật sự báo chí đang có những hướng đi sai lầm, bước đi dài nhưng không vững chắc. Nếu so sánh với báo đài những ngày này của thập niên trước thì báo đài ngày nay chẳng đáng xách dép cho họ. Thấy rất nhiều người viết bài nhưng cái tâm của nghề báo lại chẳng có. Tôi rất hoang mang vói những luồng tin mà các báo đưa. Biết rằn, còn rất nhiều người viết báo có tâm, nhưng thật sự phải căng não lắm mới có thể đón nhận một thông tin đúng.
Trả lờiXóa"khi anh công an lên thế vật thằng ku hàng rong xuống đất, dư luận ép đến mức kẻ thi hành công vụ cùng gia đình phải đến bệnh viện xin lỗi thằng tha lôi cái ba gác chạy ngông nghênh mọi hang cùng ngõ hẻm; còn thằng chả hoan hỉ hé mắt tinh ranh trên giường bệnh rung đùi xem xét có nên tha thứ hay không; người người góp tiền từ thiện cho chả và kẻ kẻ lôi chân dung chú công an tội nghiệp rêu rao mọi nẻo cùng mạng ảo đòi đánh đòi giết đòi đốt nhà xả phân ỉa vào bản mặt." Dân gian thì đừng trách sao nhiều trộm lắm cướp, cũng từ dân mà ra cả thôi
Trả lờiXóaCánh báo chí giờ chữa bệnh thay bác sĩ, kiểm tra dự án thay kỹ sư, kết án thay quan tòa, nói chung là bố cmn đời luôn rồi. Dưới ngòi bút diều hâu, bất cứ người nào cũng có thể trở thành con mồi, và đã bị rơi vào tầm ngắm thì khó mà thoát nổi.
Trả lờiXóathật đáng buồn khi chính truyền thông và dư luận đã và đang trói tay của công an, vậy nên đừng hỏi vì sao họ không tận tâm tận lực với công việc khi mà bất cứ hành động nào của họ cũng bị soi đến tận lỗ chân lông, kiếp làm dâu trăm họ đâu có dễ dàng gì
Trả lờiXóa