Gió
Lành
Mấy
anh chệ zân chủ cứ nhảy tưng tưng như bọ để “đấu tranh” cho dân chủ. Đám này
luôn cho rằng, gì thì gì, ta là cứ nhất định không thế bằng khoai tây, nhất định
ta phải học theo, làm theo khoai tây!!
Đành
rằng mình cần học tập, rút kinh nghiệm từ những nước phát triển trước, nhưng
không phải nhất nhất cái gì cũng phải làm theo khoai tây. Đây này, chuyện bầu cử
đang nhiều người hòng ta nên lấy làm ví dụ luôn đây này!
Mỹ
người ta đi bỏ phiếu bầu đại cử tri, rồi ông đại cử tri mới đi bầu tổng thống. Mỗi
bang có số lượng đại cử tri (Elector) nhất định hợp thành cử tri đoàn
(Electoral College) dựa trên quy mô dân số của bang đó. Nghĩa là bang nào càng
đông dân thì càng nhiều đại cử tri. Tại hầu hết các bang của Mỹ (trừ hai bang
Maine và Nebraska), các đại cử tri trong cử tri đoàn bang đó sẽ bỏ phiếu theo
thể thức "được ăn cả ngã về không". Nghĩa là nếu ứng viên nào giành
được đa số phiếu của cử tri phổ thông thì sẽ nhận được tất cả lá phiếu của đại
cử tri bang đó.
Để
trở thành tổng thống, một ứng viên cần hội đủ tối thiếu 270 phiếu đại cử tri.
Ngoài ra người đắc cử không nhất thiết phải giành chiến thắng về số phiếu phổ
thông trên cả nước. Điều này đồng nghĩa có ứng viên vẫn có quyền bước vào Nhà
Trắng miễn là có đủ trên 270 phiếu đại cử tri, dù thua đối thủ về phiếu phổ
thông.
Năm
2000, ứng viên đảng Dân chủ Al Gore giành được 48,38% phiếu phổ thông toàn quốc
so với đối thủ phe Cộng hòa George Bush được 47,87%. Dù vậy, ông Bush vẫn giành
chiến thắng do nhận được 271 phiếu đại cử tri so với 266 của Al Gore. Bang quyết
định là Florida, nơi tất cả 25 phiếu đại cử tri rơi vào tay Bush dù chênh lệch
giữa hai ứng viên về phiếu phổ thông tại bang này chỉ là 537.
Một
mặt trái khác của hệ thống bầu cử theo đại cử tri là tại nhiều bang, kết quả
nghiêng về ứng viên nào đã được trù tính từ trước. Do đó ít có tính chất khuyến
khích các cá nhân cử tri đi bỏ phiếu. Điều này cũng không hấp dẫn các ứng viên
tới vận động tranh cử tại các bang được cho là đã "an bài" đó.
Tại
một số bang, các đại cử tri được quyền tự do bỏ phiếu cho bất cứ ứng viên nào.
Nhưng trên thực tế họ thường bầu cho những ứng viên mà họ đã cam kết ủng hộ từ
trước. Tại đa số các bang khác họ được yêu cầu phải bỏ phiếu cho những ứng viên
đã cam kết.
Trong
trường hợp kết quả bầu cử quá sít sao, một đại cử tri "lật lọng" có
thể gây ra rắc rối thực sự. Vấn đề này có thể sẽ phải đưa ra tòa án phân giải.
Có
trường hợp có những ứng viên nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn đối thủ, nhưng
lại thất cử vì không thu được nhiều phiếu đại cử tri hơn (như trường hợp với ứng
viên Dân chủ Al Gore năm 2000). Chính vì hệ thống này mà mục tiêu tranh cử của
các ứng viên tổng thống Mỹ không nhằm giành được nhiều phiếu phổ thông mà chỉ cốt
sao thắng được ở các bang do dự có nhiều đại cử tri.
Đừng
có tưởng ở Tây bầu cử hoàn hảo đâu nhá. Đã có nhiều chuyện xảy ra, chẳng hạn:
* Tại
một phòng bầu cử ở bang New Jersey, người ta đã phát hiện một loại bột trắng
đáng ngờ khiến khu vực bầu cử này phải đóng cửa và chỉ mở lại sau khi đã kiểm
tra và phát hiện đó chỉ là... muối.
*
Sáng ngày bầu cử tại tổng hành dinh của Bộ tham mưu tranh cử ở bang Wisconsin của
ứng viên G. Bush, 30 chiếc xe buýt dùng để chở các tình nguyện viên đã bị... xì
bánh. Phải mất hết một giờ rưỡi để thay bánh xe cho 30 xe buýt này.
* Tại
thành phố Lufkin, bang Texas, phe Cộng hòa cáo buộc phía Dân chủ “hối lộ các
sinh viên thiểu năng bằng kem” và “sử dụng xe buýt nhà nước để đưa họ tới điểm
bỏ phiếu”.
* Tại
bang Pennsylvania, theo Drudge Report, phe Cộng hòa nói đã phát hiện 2.000 phiếu
bầu sẵn cho đảng Dân chủ cài trong máy vi tính trước khi bầu cử bắt đầu.
*
Các nhà quan sát của phe Dân chủ nói họ phát hiện 1.100 sự cố liên quan tới các
máy tính bỏ phiếu, trong đó tại bang Alaska, khi các cử tri nhấn bỏ phiếu cho
Kerry thì trên màn hình lại hỏi: “Quí vị có chắc là bỏ phiếu cho G. Bush?”.
Không có thứ gì hoàn hảo, chúng ta lựa chọn con đường của chúng ta, không cần phải theo đuôi ai, đó chính là chủ quyền.
Trả lờiXóaNgười ta chỉ coi trọng đại cử tri nhỉ? Thế cũng không hay.
Trả lờiXóaBởi thế mới nói bầu cử theo lỗi Mỹ cũng không phải là hoàn thiện nhất.
Trả lờiXóaKKK trò xịt lốp xe thấy hay quá, kkk
Trả lờiXóaHối lộ cả người thiểu năng bằng kem mới bá đạo.
Trả lờiXóaMà sao người thiểu năng vẫn đi bỏ phiếu dzậy?
Ờ, ở ta người không có năng lực bản thân không tham gia bỏ phiếu vì người ta có ý thức được đầy đủ đâu? Cứ tưởng Mỹ chặt chẽ lắm hóa ra có điều vô lý quá.
Trả lờiXóaPhe này phe kia nhưng quay đi quẩn lại cũng chỉ người của 1 trong 2 đảng thắng cử, ứng viên tự do chỉ để làm nền.
Trả lờiXóaThế mới nói là cũng không phải là tự do dân chủ gì cho lắm như mấy hội zân chủ tưởng.
XóaCũng đầy chuyện này chuyện khác đi.
Chẳng có gì quá hay ho đến nỗi phải đội lên đầu.
Trả lờiXóaMỹ là Mỹ mà ta là ta, có gì đâu.
Trả lờiXóaMỗi người có cái hay cái dở riêng, không cần theo đuôi.
Quy chế của họ khác, quy chế của ta khác; Luật pháp của họ khác, luật pháp của ta khác. Vì thế không thể đem áp đặt một thứ gì đó từ nước họ vào nước ta mà không qua quá trình nghiên cứu, khảo sát, thăm dò ý kiến nhân dân được
Trả lờiXóa