Bạn
Đường
Tuần
trước, Bạn Đường về khảo sát một dự án xã hội học tại xã Yên Thịnh, huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa. Yên Ðịnh là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo sông Mã, cách thành
phố Thanh Hoá 28 km về phía tây bắc. Xã Yên Thịnh cũng chỉ là 1 xã nghèo của
huyện Yên Định, dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông.
Chiều chạng vạng, hoàng hôn thấp thoáng chút bóng
nắng le lói sau dãy núi xa xa, nhìn người dân đi làm đồng về, thảnh thơi, thoải
mái, Bạn Đường cảm thấy cuộc sống của người nông dân nơi đây thật giản đơn,
bình dị và yên bình biết bao; trái ngược hẳn với những phố phường Hà Nội luôn hối
hả, ồn ã tiếng người, tiếng xe, ngay cả lúc 12h đêm, khi mà vạn vật, theo quy
luật đều chìm vào giấc ngủ.
Trong câu chuyện với Ông Lê Văn H, trú tại thôn 4
xã Yên Thịnh, thật tình cờ Bạn Đường tìm hiểu được thêm rất nhiều thông tin về
tử tù Lê Văn Mạnh, vụ án gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, khi bà Nguyễn
Thị Việt mẹ đẻ của Mạnh ra Hà Nội, cùng số người khiếu kiện đi kêu oan tại các
cơ quan TW, Tòa án, thậm chí ra cả Hồ Hoàn Kiếm ngồi “biểu tình”.
Ông Lê Văn H, người dân sống cùng thôn với Lê Văn
Mạnh trầm ngâm điếu thuốc kể lại:
Mạnh cùng tuổi con trai ông, sinh năm 1982 tại
Thôn 4 xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Do ăn chơi, lêu lổng và lười
nhác, đến năm 1995, khi đang học lớp 7 Mạnh đã bỏ học, sống lang thang, bụi đời.
Mạnh nhiều lần đánh chửi bố, mẹ, anh em, hàng xóm. Cả làng ai nhìn cũng khiếp,
không dám dây.
Khoảng năm 2003 Mạnh bỏ nhà đi vào miền Nam sinh sống, rồi năm
2015 thì về địa phương. Khi quay trở về, Mạnh ít nói và lầm lũi hẳn, không hung
hăng, quậy phá như dạo trước. Ai cũng mừng cho bà Việt, ông Chính vì thằng con
ngỗ nghịch đã tu tỉnh làm ăn.
Khoảng đầu năm năm 2005, ông H nhớ vừa Tết xong
được khoảng 1 tháng, cả làng xôn xao, náo loạn vì thông tin Mạnh bị Công an tỉnh Thanh Hóa bắt theo lệnh
truy nã của Công an tỉnh Đồng Nai về tội cướp giật tài sản. Sau đó Công an
Thanh Hóa thông báo: trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu thập đầy
đủ chứng cứ khẳng định Lê Văn Mạnh chính là thủ phạm trong vụ án giết người, hiếp
dâm trước khi vào miền Nam làm ăn. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tổng hợp
hình phạt kết án tử hình đối với Mạnh.
Theo
ông Lê Văn H, Lê Văn Mạnh cũng là một thanh niên đáng thương. Mạnh sinh ra
trong 1 gia đình mà từ đời ông nội, rồi đến bố, các cô, các chú đã “yêng hùng”,
“lưu manh, côn đồ”. Ông H ví von, thực sự “con chó ra đường gặp người nhà bà Việt
cũng không dám cắn”. Ông Lê Văn Tính, ông nội Mạnh trước đây cũng chuyên đi ăn
trộm đã bị xử tù vì tội “trộm cắp tài sản XHCN”. Mạnh có 6 cô, chú bác thì 3
người đã bị dính án. Ông Minh, ông Thành đi tù vì trộm cắp; Ông Đại đi tù vì
buôn bán thuốc nổ; bà Hồng thì phường chèo, chí phèo cũng phải bỏ quê đi nơi
khác sinh sống vì không ai quan hệ. Ngay bố đẻ Mạnh, ông Chính cũng 2 lần đi tù
vì tội trộm cắp; em trai Mạnh thì 3 lần vào nhà lao, hắn vừa về địa phương là
bà con chòm xóm phải nhốt chó, nhốt gà vào hết. Em gái Mạnh là cô Lệ cũng lêu lổng,
đua đòi, ăn ở không hôn thú với thằng Ngọc tóc xanh, tóc đỏ.
Ông
H bảo tôi: “Có đi hỏi ai cũng vậy thôi, họ chỉ có lắc đầu, chẳng ai muốn dây với
hủi. Bà Việt vì thế sống lầm lũi một mình, bà con chòm xóm thương nhưng cũng chả
biết giúp thế nào. Mắt bà ý trắng dã thế; gò má lại cao nên số không có hậu”
Tôi
ra về mà long u uất khó tả. Hóa ra đằng sau những rặng tre làng yên bình kia, vẫn
còn những mảnh đời bất hạnh, Họ bất hạnh không phải vì ai hành hạ họ, mà chính
họ tự làm khổ mình, gia đình mình và cả cộng đồng do sự buông thả, vô trách nhiệm
trong lối sống, cách sinh hoạt, làm việc. Sự
buông thả, thiếu trách nhiệm đó đã và đang để lại những di chứng, những
hậu quả, những vết thương không bao giờ khép miệng trong bản thân họ và trong
lòng những người dân nơi đây. Chính
Mạnh và gia đình đã và đang vẽ thêm những vệt đen nguệch ngoạc làm xấu đi bức
tranh sơn thủy hữu tình của dải đất miền Trung đầy nắng và gió này.