Chiềng Chạ
Có một thực tế mà chúng ta
phải công nhận là chưa có một vị Đại sứ Mỹ nào ở Việt Nam thân thiện như Ted
Osius. Với khả năng nói thạo tiếng Việt và tương đối am hiểu văn hóa Việt Nam,
ngay từ khi nhận chức Ted Osius thực sự đã khiến không ít người Việt nghĩ khác
về đất nước và con người nước Mỹ. Mang theo những thông điệp tốt lành vào các
buổi diễn thuyết trước đông người như "Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh
cho VN bay cao và bay xa hơn" vị Đại sứ có học hàm Phó Giáo sư này đã gây
được một sự thiện cảm đặc biệt với số đông.
Đại sứ Osius tỏ ra khá gần
gũi trong tiếp xúc với truyền thông trong nước
và báo chí tiếng Việt tại hải
ngoại (Nguồn: BBC).
Tuy nhiên, tôi hoàn toàn đồng
ý với ý kiến cho rằng, với người Mỹ thì trong tất cả tình huống chúng ta phải cảnh
giác. Cuộc chiến tranh kéo dài 21 năm và cả những gì đang diễn ra chưa bao giờ
cho phép chúng ta quên được điều đó. Đây cũng là lí do để không ít người nói rằng,
hãy đừng nhìn, nghe những gì Ted Osius nói, làm tại Việt Nam bởi mục tiêu của vị
đại sứ này không ngoài tạo sự thân thiện của người Việt, thậm chí là đánh lừa
nhận thức về khái niệm bạn và thù; cái mục tiêu xuyên suốt của người Mỹ kể từ
sau sự kiện 30.4.1975 vẫn là hạ gục và biến Việt Nam trở thành "đồng
minh" hoặc sẽ phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. Họ cũng khuyên số đông còn lại rằng
muốn hiểu thực chất việc làm của vị đại sứ này thì nên chăng hãy tìm hiểu xem
ông ta làm gì ở Mỹ? nhất là với đám người Mỹ gốc Việt? Đó cũng chính là một câu
trả lời cho những gì chúng ta vẫn băn khoăn.
Vậy nhưng, có lẽ nên gọi Ted
Osius là một vị Đại sứ hoàn hảo bởi không chỉ làm tốt phận sự tại Việt Nam nơi
ông là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền mà ở Mỹ ông cũng đã điều tiết rất tốt mối
quan hệ với đám chống cộng cực đoan tại đây. Điều này được thể hiện rõ trong
chuyến thăm California khi trở lại Hoa Kỳ hồi tháng Bảy ông đã gặp các thành
viên trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Tại cuộc gặp này, Đại sứ Ted
Osius nói: "Là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt nam, tôi muốn không chụp hình với lá
cờ này" (theo BBC). Tuy nhiên, sau thông điệp gây sốc đó, Ted Osius nhanh
chóng trấn an đám cộng đồng người Việt cực đoan tại Mỹ bằng một giọng điệu hết
sức quen thuộc của Chính giới Mỹ. Ông này nói:
"Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt
Nam nói công dân Mỹ có quyền hợp pháp và chính đáng trưng bày cờ vàng mặc dù
ông không muốn chụp hình với lá cờ này".
“Tôi luôn lịch sự và tôn trọng
ngay cả khi trao đổi với một phụ nữ mang lá cờ miền nam Việt Nam. Tôi nói với
bà ấy rằng tôi tôn trọng biểu tượng đó và bà có quyền mang lá cờ đó, nhưng tôi
cũng lưu ý rằng, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi muốn không chụp hình với lá
cờ này.
“Chưa khi nào tôi lại cấm ai
trưng bày lá cờ này hoặc yêu cầu gỡ bỏ tất cả cờ này tại những địa điểm
đó".
Người viết hiểu rằng, sẽ
không người Việt Nam yêu nước nào có cớ để trách cứ Đại sứ Ted Osius khi nói những
điều này. Việc công nhận "Cờ vàng" không phải đến bây giờ mới xảy ra
và Ted Osius là người đầu tiên nói ra những điều này. Sự có mặt của cộng đồng
người Việt tại Mỹ trước, trong và sau năm 1975 là một sự lí giải hoàn hảo cho
câu chuyện đã hết sức cũ kỹ này. Rằng, người Mỹ đã từng công nhận Việt Nam Cộng
hòa là một chính thể và nếu nói không ngoa thì đó là đứa con chết yểu của họ
trong quá trình hiện thực hóa toan tính tại Đông Nam Á. Cuộc chiến tranh giải
phóng Miền Nam thống nhất đất nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là
nước CHXHCN Việt Nam đã xóa tan cái toan tính của người Mỹ. Để không mang tiếng
là "đưa con bỏ chợ" và thực thi "kế hoạch hậu chiến trường kỳ"
của mình người Mỹ buộc lòng phải cưu mang nốt những đứa con bằng những cuộc di
tản lớn nhất trong lịch sử. Và cũng hòng tạo ra một đám người có tư tưởng chống
Cộng cực đoan, hậu thuẫn cho kế hoạch hậu chiến của mình, người Mỹ cũng đã hợp
lý hóa, tiếp tục xem "Cờ vàng" là đại diện cho Việt Nam Cộng hòa dù rằng
thể chế chính trị này đã chấm dứt sau sự kiện 30/4/1975.
Vì vậy, hãy xem những điều
Ted Osius nói với đám "Cờ vàng" chống Cộng cực đoan kia là những điều
hết sức bình thường; nếu không nói đó là một thủ thuật của chính giới Mỹ bởi
cũng ngay sau đó ông lại vào vai một người để trấn an chính những người Việt
Nam:
"Đại sứ Osius nói thêm
rằng “Tôi là Đại sứ Hoa Kỳ đối với chính phủ Việt Nam hiện nay với thủ đô là Hà
Nội. Nhiệm vụ của tôi là cố gắng và tăng cường quan hệ với Việt Nam ngày nay, với
chính phủ và người dân Việt Nam.
"Trong khi tôi tôn trọng
một biểu tượng có ý nghĩa với nhiều người Mỹ, chụp hình tôi với lá cờ đó sẽ gây
phương hại tới khả năng thực hiện bổn phận của tôi," ông Osius trả lời
kênh Việt Phố TV qua email". (Theo BBC).
Cái nguyên do khiến Ted
Osius tỏ ra thận trọng khi từ chối và không muốn chụp hình với lá "cờ
vàng" trở nên rõ nét hơn sau câu nói này. Rằng ông không thể làm cái điều
mà chính giới cực đoan Mỹ vẫn làm bởi ông vẫn còn đó cái phận sự mà nước Mỹ đã
giao phó cho ông: Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và chừng nào ông còn ở trên cương vị
này thì đồng nghĩa với việc lá "cờ vàng" sẽ không có chỗ hiện diện
trong những bức ảnh có ông. Đó là điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy.
***
Chúng ta cứ cho rằng, việc từ
chối và không muốn chụp hình với lá "cờ vàng" của Ted Osius là một sự
tạm thời và khi kết thúc nhiệm kỳ là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thì mọi sự lại trở
nên có thể. Tuy nhiên, hãy nghe cái mục tiêu mà Ted Osius hướng tới từ khi tới
Việt Nam để thấy rằng, cái viễn cảnh "Cờ vàng" được công nhận chính
thức, dù là trên phương diện cá nhân của Ted Osius sẽ rất khó diễn ra. Ted
Osius đến Việt Nam "là cố gắng và tăng cường quan hệ với Việt Nam ngày
nay, với chính phủ và người dân Việt Nam". Hay nói cách khác, làm cho mối
quan hệ Việt - Mỹ trở nên nồng ấm hơn, hai nước sẽ gác bỏ những đau thương, đối
kháng trong quá khứ để hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Trên chặng đường và
cũng là mục tiêu tốt đẹp đó không đời nào nước Mỹ và cá nhân Ted Osius lại làm
một cái điều mà đất nước, con người Việt Nam không muốn: Công nhận lá "Cờ
vàng".
Đó cũng là lí do để chúng ta
tin tưởng rằng, với tính thực dụng, biết hành động vì mục tiêu của mình người Mỹ
sẽ không bao giờ làm phật lòng đối tác. Và các nhà ngoại giao của họ luôn biết
làm gì trong tình huống này. Chỉ đáng thương cho đám "cờ vàng" bởi một
khi đã hết tác dụng, không còn giá trị sử dụng thì chúng chỉ đón nhận được dăm
câu, ba điều an ủi từ người Mỹ. Cho nên, hãy biết an phận, làm ăn trên đất Mỹ, ở
Việt Nam không có chỗ đứng cho đám người "đưa voi về dày mả tổ".
Cờ vàng lại bị từ chối hả? Muôn đời không thể khác được vì Việt Nam và Hoa kỳ có quan hệ ngoại giao đàng hoàng. Cò cờ vàng chỉ là đám tàn lưu vong!
Trả lờiXóasao có thể công nhận cờ vàn khi họ chính thức đặt quan hệ với nước CHXHCN Việt Nam!
Trả lờiXóaÔng Ted Osius không thể làm khác, dù ông này có muốn thực sự hay không thì không thể hành động khác. Đó là điều các nhà dân chủ giả hiệu ở Việt Nam không hiểu.
Trả lờiXóaChính xác, với cương vị hiện tại của ông Ted thì ko thể làm khác được. Tất cả những hành động mang tính chất ủng hộ VNCH, về mặt công khai, đều làm tổn hại đến vị trí công việc mà ông ta đang nắm giữ.
XóaCờ vàng chỉ là một con bài dùng để sai khiến, lợi dụng chứ không được coi trọng gì đâu. mà cái loại bán danh vì tiền thì không ở đâu người ta coi trọng hết.
Trả lờiXóaCờ vàng thật nhục!
Trả lờiXóaHết lần này đến lần khác nhưng các bẹn cờ vàng vẫn như không biết ngượng, không biết nhục vậy? Haizzz
Trả lờiXóaĐó là quan điểm của nước Mỹ chứ không hẳn là quan điểm riêng của ông Ted Osius.
Trả lờiXóaDù sao thì cũng cần sự ủng hộ của cá nhân ông Đại sứ này.
Trả lờiXóaCàng nhiều người ủng hộ hay chỉ cần có thiện chí với Việt Nam thôi thì cũng càng tốt hơn. Quan điểm của Việt Nam bao giờ cũng là thêm bạn bớt thù.
Trả lờiXóaViệt Nam luôn sẵn sàng là bạn với tất cả các quốc gia, con người Việt Nam thân thiện, đất nước Việt Nam hiền hòa, ổn định! hãy chung tay quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cho bạn bè năm châu, bốn bể biết và là bạn của chúng ta
XóaMột nhúm cờ vàng sống lắt lay, lưu vong, ai người ta công nhận?
Trả lờiXóangười Việt luôn giàu lòng nhân ái, đâu có quy chụp, chụp mũ ai đâu! tiện đây cũng xin chân thành cảm ơn ngài nguyên Tổng thống Bill clinton, chính ông đã đánh giấu bước ngoặt để cho những người Mỹ không có thiện chí với Việt Nam đã phải thay đổi cách suy nghĩ của họ
Trả lờiXóangày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton thay mặt Nhà nước Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đánh giấu bước ngoặt trong quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ. 20 năm sau, Chính phủ Mỹ đã khẳng định thể chế chính trị của Việt Nam không ảnh hưởng đến lợi ích của Hoa Kỳ. Điều đó đã minh chứng rằng, một Việt Nam giàu đẹp, phát triển, cường thịnh sáng vai cùng năm châu bốn biển
XóaThực ra cần có một suy nghĩ: khi bạn được giao một chức danh nào đó, bạn sẽ theo guồng máy quỹ đạo của quy luật. thế nên mấy cái lũ zận cần biết ở đâu cũng vậy thôi, cái xã hội nào cũng vậy, không có guồng máy quỹ đạo thì chẳng thể vận hành được điều gì.
Trả lờiXóa@Trung Quang: đương nhiên là như vậy, quốc gia nào cũng phải có một bộ máy để vận hành, thế nên mấy bẹn zận cần phải hiểu rõ, không phải người ta làm là từ cái suy nghĩ của người ta, mà đó là người ta phải làm như thế, bản thân của người ta cũng muốn làm ôn hòa, nhã nhặn.
Xóamới gần đây,Nhà Trắng đã tuyên bố cho cả thế giới biết rằng sự tồn tại của thể chế chính trị tại Việt Nam không ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ. Điều đó đã khẳng định rằng, một Việt Nam hòa bình, thân thiện sẽ luôn chứng minh cho bạn bè năm châu Việt Nam là người bạn tốt
Trả lờiXóa