Gió Lành
Những ý kiến đánh giá, nhận
xét xung quanh chính sách cộng điểm ưu tiên cho thí sinh trong kỳ thi tuyển đại
học, cao đẳng đăng trên các báo và mạng xã hội đa dạng nhưng cần nói cho đến
nơi đến chốn việc này.
Việc cộng điểm khu vực, PGS.Văn Như Cương hơi ngạc nhiên Việc cộng điểm
cho thí sinh miền núi năm nào cũng thực hiện không phải riêng năm nay. Và theo
tôi, việc này đúng đắn, rất nhân văn. Tôi hoàn toàn ủng hộ.
Thứ
nhất, thí sinh miền núi vốn được sinh ra và lớn lên tại môi trường sống và học
tập có nhiều khó khăn, thiếu thốn, khắc nghiệt hơn rất nhiều điều kiện sống của
các thí sinh ở miền xuôi.
Cụ
thể những khó khăn ấy có thể thấy rõ: Các em không có điều kiện học tập tốt như
thí sinh miền xuôi.
Chất
lượng giáo viên miền núi không được cao; cơ sở vật chất trường lớp phục vụ học
tập yếu kém; đường xá xa xôi...
Về
kiến thức, học sinh miền núi không được đi học thêm, không được bồi dưỡng, nâng
cao kiến thức về nhiều như việc các thí sinh miền xuôi đang được hưởng.
Điều
kiện đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng là một vấn đề cần nói đến. Hằng ngày các
em phải làm việc, lên rẫy, lên nương làm việc cùng cha mẹ. Việc ra tận Hà Nội
thi cử, xét chọn hồ sơ hay học tập cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nên việc ưu
tiên, khuyến khích là một việc làm rất đúng và nhân văn.
Thứ
hai, việc cộng điểm cho thí sinh vùng sâu vùng xa nằm trong chính sách “Đại
đoàn kết dân tộc” của Đảng và Nhà nước.
Mục
đích của việc cộng điểm cho thí sinh miền núi, vùng sâu vùng xa nhằm đưa các em
vào học môi trường trung tâm đất nước để đào tạo. Sau đó các em sẽ về các địa
phương của mình phục vụ và xây dựng. Việc đó giúp nâng cao chất lượng sống đồng
đều giữa các vùng miền, các dân tộc thiểu số trong Tổ quốc.
Từ 2
lý do đó, việc cộng điểm cho thí sinh miền núi, vùng sâu vùng xa là hoàn toàn hợp
lý, đúng đắn về cả lý lẫn tình. Vì vậy thí sinh miền xuôi có đầy đủ những điều
kiện tốt hơn không nên ghen tị.
Còn việc cộng điểm cho con
em gia đình thương binh, liệt sĩ là điều đúng đắn, thể hiện đạo lý uống nước nhớ
nguồn của dân tộc ta từ ngàn đời. Sinh viên Nguyễn Quý An (K2 Khoa Công tác thanhniên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) cho rằng, các bạn không thể lấy giọt
mồ hôi hậu phương ra so sánh với xương máu nơi tiền tuyến, tất cả sự so sánh đều
là khập khiễng.
Ý kiến đăng trên báo Thanh
niên ngày 13/8 cho rằng cộng điểm cho đối tượng thuộc diện hưởng chính sách
thương binh, liệt sĩ là vô lý, bởi kiến thức không thể ban phát được… Thế
nhưng, xin hỏi tác giả bài báo, ông có muốn đánh đổi hoàn cảnh cá nhân mình để
được cộng điểm hay không? Có ai muốn cuộc sống thiếu vắng cha mẹ hay muốn cha,
mẹ mất đi một phần cơ thể để mình được hưởng chính sách ưu tiên không?
Nói thì rất dễ, nhưng có ai
muốn nếm trải những mất mát, thiệt thòi, thiếu vắng tình thương của cha mẹ hay
không?
Vậy nên đừng cao giọng, đừng
ganh tỵ với những người thuộc diện được cộng điểm, nhẫn tâm lắm đó!
Đúng như PGS.Văn Như Cương đã nói. Việc cộng điểm đã được áp dụng từ rất nhiều năm nay. Hoàn toàn có thể khẳng định được rằng không phải ai ở thủ đô cũng học tốt hơn những người ở nông thôn hay có hoàn cảnh khó khăn. Thực tế các năm qua cũng đã khẳng định phần lớn điểm cao điều thuộc về học sinh tỉnh lẻ. Vậy sao không tự trách bản thân khi không rèn luyện đủ năng lực mà lại quay ra ganh tị với những người chịu thiệt thòi như vậy.
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn đồng ý với bài viết này và xin nhắc lại một đoạn của bài viết:"
Trả lờiXóa"Ý kiến đăng trên báo Thanh niên ngày 13/8 cho rằng cộng điểm cho đối tượng thuộc diện hưởng chính sách thương binh, liệt sĩ là vô lý, bởi kiến thức không thể ban phát được… Thế nhưng, xin hỏi tác giả bài báo, ông có muốn đánh đổi hoàn cảnh cá nhân mình để được cộng điểm hay không? Có ai muốn cuộc sống thiếu vắng cha mẹ hay muốn cha, mẹ mất đi một phần cơ thể để mình được hưởng chính sách ưu tiên không?
Nói thì rất dễ, nhưng có ai muốn nếm trải những mất mát, thiệt thòi, thiếu vắng tình thương của cha mẹ hay không?
Vậy nên đừng cao giọng, đừng ganh tỵ với những người thuộc diện được cộng điểm, nhẫn tâm lắm đó! "
Bài viết làm tôi nổi da gà vì sự đồng cảm. Miền núi với miền xuôi, nông thôn với thành thị điều kiện hoàn cảnh là một trời một vực, Tiền = kg gạo; củi; khoai sắn... những thứ phụ thuộc vào thiên nhiên
Trả lờiXóaTôi đề xuất cho những kẻ tỵ nạnh lên miền núi ở, nhanh nhất, không cần tranh luận.
Trả lờiXóaNhững kẻ lên tiếng phản đối chuyện cộng điểm không có tư cách, nhận thức hẹp hòi
Trả lờiXóamình cũng thấy thế, là người có được điều kiện tốt hơn thì phấn đấu phải hơn được người có hoàn cảnh khó khăn, đằng này lại ngồi so bì với họ, tị với họ về một vài điểm cộng mà họ có được do hoàn cảnh, nếu được chọn lựa những con người kia sẽ chọn có được cuộc sống tốt hơn, có cha mẹ khỏe mạnh hơn là chọn điểm cộng như những người luôn ghen tị với người khác
XóaNói chuẩn quá, có bạn học sinh nào muốn đánh đổi không ta? Nếu có thì thật vô phúc cho bố mẹ các bạn!!
Trả lờiXóaChính sách bao nhiêu năm như thế, sao không ý kiến gì, bây giờ mới gây chuyện?
Trả lờiXóaGiáo sư Văn Như Cương là người có uy tín, giáo sư cũng rất hiểu biết và khách quan. GS đã nói tôi tin là chính sách đúng.
Trả lờiXóaNgười ta ở vùng ngược đồng rừng khó khăn lắm, học được để đỗ như vậy là vượt bao nhọc nhằn, khổ gấp mấy lần thành phố! Thế mà ganh người ta! Chẹp.
Trả lờiXóaTiên nhân những đứa tỵ với con thương binh, liệt sỹ.
Trả lờiXóaKhông có những người như thế thì chúng nó có được ngồi mà tỵ như hôm nay?
chẳng cần nói nhiều làm gì, tốn lời. Đề nghị báo Thanh Niên cho cái ông nhà báo đó lên công tác vùng núi, vùng sâu vùng xa để biết thế nào là "tỵ nạnh". Chưa cần nói tới chuyện gia đình chính sách con thương binh liệt sỹ. Thằng cha này chắc "ngáo bài" nên phát biểu linh tinh
XóaThật vô cùng tàn nhẫn khi đưa chuyện cộng điểm này lên công luận.
Trả lờiXóaĐúng là không có trái tim hoặc trái tim bị lỗi.
Trả lờiXóaMịa, lại có đứa động đến vong linh các anh hùng liệt sĩ ư? Quá to gan!
Trả lờiXóamỗi vấn đề, mỗi người có một nhận thức riêng nhưng quan trọng là nhận thức đó đúng đắn, nó phải theo quy chuẩn chứ không phải nhận thức bừa rồi dẫn đến phát biểu bừa như cái ông nhà báo Thanh niên gì gì đó!
Trả lờiXóanày ông nhà báo, nếu ông đủ dũng khí sau khi nói câu đó, ông hãy chứng minh bằng hành động là ông chuyển công tác của ông đến những vùng sâu vùng xa mà chuyên môn của ông vẫn đảm bảo được đó. nếu nói mà không làm được người đời chửi cho là nhục đấy! không phải cứ có cái thẻ nhà báo là thích nói cái gì là nói được đâu, cẩn thận trẻ con xui ăn ... gà sáp đó!
Trả lờiXóarất đồng tình với tác giả, việc cộng điểm như thế này được quy định và thực hiện từ rất lâu rồi, nó phù hợp với hoàn cảnh của từng nơi, có ai muốn sinh ra mà bố, mẹ mình là thương binh hay liệt sĩ để có thể được công điểm khi thi đại học đâu, họ chỉ muốn có bố mẹ khỏe mạnh thôi, việc quy định cộng điểm cho con thương binh liệt sĩ là bù đắp một phần sự mất mát, công lao mà người cha, mẹ của họ đã đóng góp cho đất nước này
Trả lờiXóacó điều kiện tốt hơn thì gắng sức mà học tốt đi, có điểm ưu hơn người mà lại phải ngồi để nganh tị với mấy điểm cộng kia, là người có bản lĩnh thì sẽ học tốt mà không phải lăn tăn tới một vài điểm cộng, càng không ngồi so đo với người miền núi hay người là con thương binh, liệt sĩ
Trả lờiXóaNhững người ganh ghét vì không được cộng điểm hãy thử tưởng tượng điều kiện học tập của các bạn miền núi: đi bộ hàng cây số để học, học xong về làm nương, chưa kể những ngày mưa gió đường ngập bùn đất, lũ có thể cuốn trôi bất cứ lúc nào...; những bạn là con thương binh, liệt sĩ, họ khó khăn hơn các bạn trong cuộc sống vì nguồn lực gia đình bị hạn chế,.. trong khi đó bạn chỉ có ăn với học (đa phần là vậy), không học được đi ghen ghét với điểm số của người ta. :v Chán các bạn quá
Trả lờiXóaCó những kẻ còn ganh ghét với cả những người có hoàn cảnh thua kém mình. Vậy đấy. Thanh niên bây giờ không dám đứng lên tìm con đường rộng cho mình mà chỉ thích đua chen ở con ngõ hẹp. Không tự phấn đấu để mình giỏi hơn, không cần cộng điểm cũng đỗ đại học mà lại đi tị nạnh rằng mình không được cộng điểm. Với lý do đòi hỏi sự công bằng, vậy sự công bằng ở đâu khi mà có những quý tử chỉ có ăn và học còn không thi nổi đại học còn có những người phải ăn đói mặc rét băng rừng lội suối để tìm con chữ?
Trả lờiXóaCái trò tị nạnh điểm chác này làm cho thế hệ trẻ ngày càng còi cọc về nhận thức, sự văn mính, biết tri ân và trở thành những kẻ ích kỉ, lố bịch và dốt nát.
XóaCác bác ạ, không phải tất cả thanh niên bây giờ đều như vậy. Em cũng là thanh niên, em chẳng tị nạnh gì cả, khi em đã cố gắng hết sức mà ko được thì em cho rằng mình chưa may mắn và tiếp tục phấn đấu. Đây chỉ là một bộ phận nhỏ các bạn trẻ, được thêm sự đưa tin của các loại báo lên các bác thấy nhiều thôi ^^
Xóachính sách cộng điểm thi cho con em dân tộc thiểu số và miền núi đã từ bao đời nay và nó hoàn toàn hợp cả lý lẫn tình. Ấy thế mà kì thi THPT quốc gia năm nay lại có một số ý kiến trái chiều như thể không bằng lòng vậy. Chắc chắn người đó ở đồng bằng rồi, vậy hãy đánh đổi cuộc sống đầy đủ điều kiện vật chất để học hành, rồi học thêm rồi ăn uống, rồi trình độ dân trí cao để đến với cuộc sống với môi trường sống và học tập có nhiều khó khăn, thiếu thốn, khắc nghiệt để được cộng điểm nhé
Trả lờiXóa