Công Lý
Hãng thông tấn Trung ương
Đài Loan (Trung Quốc) ngày 17/8 cho biết Cục Hàng hải và Hải cảng của hòn đảo
này đang xây dựng trái phép một ngọn hải đăng trên đảo Ba Bình - thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 9. Ngọn hải đăng
này, cao 13,7 mét trên mực nước biển có tầm hoạt động 10 hải lý, sẽ vận hành tự
động và thường xuyên được bảo trì.
Cục Hàng hải và Hải cảng Đài
Loan biện minh cho hoạt động xây dựng trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền
của Việt Nam là "giúp cải thiện an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường tự
nhiên và hỗ trợ cộng đồng quốc tế".
Ngày 24/8/2015, Người Phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ
pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài ở
khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá
trị".
Tuy có tư tưởng mở rộng lãnh
thổ, nhưng Đài Loan khá dè dặt trước dư luận quốc tế, cũng không thể tiến hành
mạnh tay các hoạt động trái phép trên Biển như Trung Quốc được. Dù sao thì vị
thế của Đài Loan ở quốc tế vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa tuyên bố rằng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là bất hợp pháp, và gọi họ
là "Chính quyền Đài Loan". Tuyên bố này bị Trung Hoa Dân Quốc bác bỏ
bởi họ tự coi mình là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Ban đầu Quốc Dân Đảng
nắm quyền ở Trung Hoa Dân Quốc tự tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp duy nhất
của toàn Trung Hoa, dù hiện tại đa số người dân Đài Loan đã từ bỏ quan điểm đó.
Trung Hoa Dân Quốc thực tế chưa bao giờ tái tuyên bố chủ quyền với toàn bộ
Trung Hoa nhưng các biên giới quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc cũng chưa được vẽ
lại và những tuyên bố lãnh thổ còn chưa giải quyết xong từ cuối thập niên 1940
cũng chưa được xem xét lại. Vì thế, các biên giới theo tuyên bố của Trung Hoa
Dân Quốc tiếp tục bao gồm cả Lục địa Trung Quốc, nhiều hòn đảo ngoài khơi.
Không khí chính trị khá căng thẳng với khả năng xảy ra xung đột quân sự trong
trường hợp Đài Loan có các hoạt động theo hướng độc lập hay hành động thống nhất.
Chính sách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là sử dụng vũ lực để đảm bảo việc thống
nhất nếu quá trình thống nhất trong hòa bình không thể diễn ra, như đã được
tuyên bố trong Luật chống chia cắt đất nước.
Trung Quốc vẫn luôn dòm ngó
và tìm cái cớ hợp pháp để thu Đài Loan về một mối. Nếu Đài Loan ngông cuống với
những hành động xây dựng trái phép tại các đảo thuộc chủ quyền nước khác, Trung
Quốc sẽ có được cái cớ hợp lý kiểu “ngư ông đắc lợi”, sẽ ngang nhiên sử dụng dư
luận, có thể là cả vũ lực để can thiệp, mặc dù chính Trung Quốc thủ đoạn trên
biển Đông cũng không kém phần. Đài Loan cần biết vị thế, hoàn cảnh của mình có
những hành động phù hợp.
Ba Bình là một đảo san hô
thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm cách đảo Sơn Ca 6,2 hải
lí (11,5 km) về phía tây và cách đảo Nam Yết khoảng 11 hải lí (20,4 km) về phía
đông bắc. Đây là đảo có diện tích lớn nhất Trường Sa. Đảo Ba Bình là đối tượng
tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện tại Đài
Loan đang kiểm soát đảo này và đây cũng là đảo duy nhất mà Đài Loan đang kiểm
soát ở Trường Sa. Đảo Ba Đình vần còn đang nằm trong tranh chấp, chưa phân định
chủ quyền rõ ràng. Vì vậy, bất cứ bên nào xây dựng cơ sở vật chất ở đây đều bị
coi là trái phép.
Đài Loan cần dừng ngay các
hoạt động xây dựng nói chung, hoạt động xây dựng trái phép ngọn hải đăng nói
riêng. Đây là hành động trái với pháp luật quốc tế, sẽ phải hứng chịu những đòn
đáp trả mạnh mẽ từ dư luận quốc tế. Ngay cả một nước lớn như Trung Quốc, dù cứng
đầu đến đâu vẫn phải dè trừng các hoạt động của mình.
tôi nghĩ rằng trong "thế giới phẳng", mọi cá nhân, mọi quốc gia đều bình đẳng với nhau, không ai thua thiệt hơn ai cái gì, vì thế mọi người và các quốc gia cần tôn trọng nhau, theo những quy chuẩn chung mà cả thế giới đang chung tay xây dựng, không nên có những hành động mang tính chất phá hoại
Trả lờiXóaNhưng thực tế không phải vậy, các nước lớn vẫn sử dụng uy thế của mình để gây sức ép lên các nước yếu hơn, thậm chí chi phối cả những tổ chức quốc tế - vốn được coi là trung gian, là công bằng. Như vậy, chúng ta vẫn đang phải chấp nhận thực tế rằng sẽ không có chuyện các quốc gia bình đẳng thực sự với nhau.
XóaĐài Loan cũng là Trung Quốc mà, sao phải lạ!
Trả lờiXóaPhản đối việc làm của Đài Loan. Trường Sa và Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam, Đài Loan không có quyền xâm phạm.
Trả lờiXóaĐài Loan thuộc Trung Quốc có khác, máu bành trướng kinh.
Trả lờiXóaĐài Loan với Trung Quốc không hiểu luật pháp quốc tế là gì à? Hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông là không thể chấp nhận được. Chắc chắn với những hành động gây hấn như vậy thì cả Đài Loan lẫn Trung Quốc sẽ bị cả thế giới lên án.
Trả lờiXóaĐài Loan thực hiện xây hải đăng ở Trường Sa của Việt Nam có thể do sự chi phối của Trung Quốc, hoặc Đài Loan đang thực hiện "tát nước theo mưa", ăn theo các hành động của Trung Quốc, với hi vọng Trung Quốc sẽ bao bọc. Nếu quả thực như thế thì Đài Loan cũng là kẻ cơ hội, giống TQ mà thôi
Trả lờiXóa