Hải Âu
Công văn của bà Trần Thị Hồng Khiêm,
Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ Đô giải tỏa cục đá đè nặng trong tâm
trí các nhà báo, phóng viên chân chính. Không phải vì thấy Tống Văn
Đạt bị bóc trần ra trước thiên hạ mà vui. Lý do chính là con người
mang dáng dấp xuất thân từ làng Vũ Đại này không phải là phóng viên,
và vì thế, phần khiến những người người làm báo chân chính đỡ bị
nhục nhã.
Ngay từ khi thông tin về việc "Tống
Văn Đạt bị hành hung khi đang làm nhiệm vụ" đã thấy gờn gợn thế
nào ấy. Anh ta không đi một mình, mà đi với mấy phóng viên của một
số Báo khác. Thế mà khi vụ việc xảy ra, không thấy phóng viên nào
lên tiếng làm chứng. Mấy bài báo viết nhưng không có bài nào dẫn ra
được ý kiến phóng viên có mặt làm chứng!
Nếu để ý, nhận ra điều này, dư luận
sẽ thấy ngay cái sự vớ vẩn của người tự xưng là phóng viên đang tác
nghiệp kia.
Người làm báo phải là người trung
thực. Nếu bản thân anh ta không trung thực thì làm sao anh ta có thể
phản ánh thông tin đến công chúng một cách trung thực khách quan?
Những vụ việc như thế này khiến cho
xã hội thêm "dè chừng" với báo chí, bởi lẽ, nó gây khó khăn trong việc phân
biệt nhà báo, phóng viên chân chính đang tác nghiệp với những nhà
báo, phóng viên biến chất, với những người mạo nhận là phóng viên!
Những con sâu như Tống Văn Đạt rất may
là không phải là phóng viên, nhà báo. Nếu không, biết lấy các mo nào
mà che mặt cho các nhà báo, phóng viên chân chính đây?!
Tất nhiên là Tống Văn Đạt không xứng với cái danh xưng phóng viên rồi. Là phóng viên nhà báo trước hết phải có cái tâm chứ đâu thể bừa bãi như anh Đạt đây được. Chẳng những thế còn bày trò để có bài đăng báo, đúng là làm xấu mặt nhà báo nói chung và phóng viên nói riêng
Trả lờiXóa