Bạn Đường
Câu chuyện về việc người dân Thủ đô bức xúc trong thời
gian gần đây, vào những buổi sáng chủ nhật hàng tuần, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm
thường xuyên xuất hiện một nhóm người (khoảng 50 người) tập trung, tuần hành
gây mất ANTT tại nơi công cộng, nơi thăm quan du lịch, làm đảo lộn cuộc sống
hàng ngày của những người dân xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Tình cờ, vào buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi cùng gia
đình nhỏ đi dạo quanh khu vực Bờ Hồ thì được chứng kiến tận mắt việc tập trung
đông người, diễu hành gây rối trật tự công cộng của “một đám người” đang căng,
hô những khẩu hiệu “lạ” như vừa phản đối chính quyền HN thay thế cây xanh đang
được dư luận trong thời gian gần đây; rồi thì lại thấy xuất hiện cả việc số người
tự xưng là “dân oan”, khiếu kiện các tỉnh… đủ mọi thành phần….
Vừa cảm thấy bức xúc trước sự hỗn loạn,
bát nháo, vừa thấy tò mò trước hành động của số người trên, tiến lại gần và tôi
đã có cuộc nói chuyện với một người đàn ông (đứng tuổi) đang đi trong đoàn.
I
(Tôi) - Anh ơi, mọi người đi biểu tình để làm gì thế?
Y
(người trong đoàn biểu tình) - Chúng tôi là những người yêu nước, chúng tôi
biểu tình để đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, đòi nhà cầm quyền phải minh
bạch việc chặt hạ cây xanh… rồi tiếp tục hô cùng đoàn người đang diễu hành: tôi
yêu cây, cây yêu tôi…
I
– Việc chặt hạ cây xanh, chính quyền đã có thông báo chính thức trên các phương
tiện thông tin đại chúng về việc tạm dừng và đang trong giai đoạn kiểm tra, rà
soát mà anh, sao các anh lại biểu tình thế, các anh có xin phép chính quyền
không?
Y
– Việc gì phải xin phép ai, chúng tôi là công dân, biểu tình là Quyền của công
dân được quy định trong Điều 25 của Hiến pháp việc gì phải xin phép ai, việc gì
phải sợ…
Thấy
có vẻ “cùn”, tôi tiếp tục câu chuyện.
I
– Đúng rồi anh, Điều 25 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… Nhưng bên cạnh đó, việc thực
hiện những quyền này là do Pháp luật quy định anh biết không?
Cùng với Điều 25 quy định về Quyền biểu
tình đó, thì Điều 46 Hiến pháp nước CHXHCNVN sửa đổi năm 2013 cũng quy định về
nghĩa vụ của công dân là công dân có nghĩa vụ phải tuân theo Hiến pháp và pháp
luật, tham gia bảo vệ ANQG, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc
sinh hoạt nơi công cộng.
Người
đàn ông quay sang nhìn tôi với con mắt hình viên đạn có vẻ bực tức lắm, rồi tiếp
tục.
Y
– Cậu là ai mà hỏi nhiều thế, tôi chỉ biết biểu tình là quyền của công dân,
chúng tôi đi biểu tình thế này cũng nhiều rồi có làm sao đâu, mà cậu nói nhiều
thế làm gì?
Người
đàn ông bắt đầu to tiếng với tôi, tôi hạ giọng…
I
– Tôi thấy tò mò ấy mà anh.
Tôi còn được biết, Điều 7 Nghị định 38/2005/NĐ-CP của
Chính phủ còn quy định về việc tập trung đông người nơi công cộng: Việc tập
trung đông người (từ 5 người trở lên) phải đăng kí trước với UBND có thẩm quyền,
nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội quy đã đăng kí… Các anh
đi tuần hành, biểu tình thế này là đã vi phạm vào Điều 5 Nghị định 38 quy định
về các hành vi bị nghiêm cấm đó, gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, cuộc sống
bình thường của người dân, nếp sống văn minh nơi công cộng…
Người đàn ông kia tức
giận.
Y –
Anh là ai mà lại nói với tôi điều đó, anh muốn gì?
I –
Tôi là một công dân, sống và chấp hành theo quy định của pháp luật. Các anh
luôn nói là người yêu nước mà các anh lại đang làm trái với quy định của pháp
luật đấy…
Chưa kịp nói hết, thấy mặt mũi gã đàn ông kia đỏ như gấc,
rồi đi nhanh hơn bình thường, cách xa tôi một đoạn để “chui” sâu vào đám đông
người đang tuần hành mà không nói một lời nào.
Tôi định đuổi theo để tiếp tục câu chuyện cho ra nhẽ,
nhưng rồi chợt nghĩ, có nói chuyện thêm lúc nữa, người đàn ông đó cũng chẳng có
gì để biện minh về sự vi phạm pháp luật của mình. Có lẽ vì cảm thấy xấu hổ khi
sự vi phạm pháp luật của mình đã bị bóc mẽ, thật nhục nhã thay.
Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, việc tham gia
tập trung đông người, biểu tình tuần hành trái phép của một số người trên thực
chất là những hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật tự nơi công cộng. Qua
theo dõi được biết, thành phần tham gia là một nhóm người xấu, thường xuyên gây
rối trật tự công cộng, tụ tập đông người từ nhiều năm nay với mục đích làm tình
hình an ninh trật tự tại Thủ đô bị đảo lộn.
Mong rằng những người dân hãy luôn cảnh giác và “tẩy
chay” số người này để Thủ đô của chúng ta được yên bình.
Thật hả, mình cóc tin bọn "yêu nước" đó lại biết xấu hổ hay nhục nhã
Trả lờiXóaĐúng đó, chắc không lý sự được bỏ đi lánh hoặc tìm đồng bọn cứu chứ chả phải lành gì.
Trả lờiXóaMấy chú rận ngoan cố lắm, chắc bẽ mặt nên mới vậy. Cảm ơn Bạn Đường khai sáng cho chú rận, không được nhiều thì cũng được chút nào hay chút ấy.
Trả lờiXóaPhải có người đập thẳng vào mặt các anh chỵ "yêu nước" ấy cho biết, khỏi ấm ớ.
Trả lờiXóaĐấu tranh bằng nhiều phương thức, hơn nữa phải nói ra để cho mọi người hiểu mà tránh xa lũ vi phạm phạm luật
Trả lờiXóaMọi người càng ngày càng hiểu rõ bộ mặt thật của các hoạt động tụ tập quanh hồ Hoàn Kiếm.
XóaNhiều người vạch mặt chúng ra nên người dân mới biết mới lảng xa các cuộc tụ tập.
Trả lờiXóaA, những người nay qua mấy vụ cãi nhau đã tự vạch mặt cho cả thiên hạ biết rồi, bị cười thúi mũi bao lần rồi.
XóaĐộng đến tiền là mấy anh chệ râm chủ ấy cãi nhau, cạnh khóe nhau nên mọi việc mới lỡ lở ra.
XóaKhông có phải là yêu nước gì hết, mấy người biểu tình chỉ hoạt động theo kiểu lao động giản đơn, có người thuê ra đứng đó tụ tập, nhận tiền công nhật hoặc theo hợpđồng, chấm.
Trả lờiXóaNhững người dân sống quanh khu vực bờ Hồ phản ứng về những người tụ tập biểu tình này lắm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Trả lờiXóaNếu nói thêm hồi nữa chắc chắn là anh ta sẽ bị bóc mẽ hết những điều sai trái của mình. Nên anh ta chọn cách chuồn là thượng sách đây mà. Đúng là đã dốt lại còn cùn.
Trả lờiXóaKhông biết đây có phải là sự "vô tình" hiểu pháp luật không đến nơi đến chốn hay là sự "cố tình" vi phạm pháp luật vì nhiều mục đích ?! Miệng lúc nào cũng nói tôi/chúng tôi là một công dân yêu nước có trách nhiệm, vậy mà các vị thể hiện sự yêu nước như thế sao?
Trả lờiXóa