Hải Âu
Nhiều
ý kiến bàn luận, chê trách dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội. Nên hay không nên
thay thế cây, mời mọi người tham khảo những thông tin liên quan cây xanh ở Hà
Nội, cụ thể là đối với cây xà cừ, cây hoa sữa, 2 loại cây có nhiều trên các
đường phố Hà Nội.
Cây xà
cừ có tên gọi khác là cây sọ khỉ. Cây gỗ
lớn có thể cao từ 30-40m. Phân cành sớm, cành nhánh to, tán rộng. Lá kép lông
chim 1 lần nhẵn, mọc cách. Hoa màu vàng xếp thành chùm ở nách lá phía đầu cành.
Quả nang hình cầu, vỏ hóa gỗ, khi chín nứt thành 4 mảnh. Hạt tròn, dẹt có cánh
mỏng bao quanh. Cây ưa sáng, nhiệt độ trung bình, chịu được khô hạn, kém chịu
rét. Thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa. Có thể phát triển ở
mọi địa hình, có khả năng chịu nắng, chịu gió bão tốt. Hạt nảy mầm khỏe, cây
tái sinh chồi rất mạnh. Khu vực trồng cây phải có diện tích vừa đủ để cây phát triển (và cây phát triển mạnh hệ rễ ngang). Nếu diện tích hẹp hạn chế sự phát triển của bộ rể cây dễ bị đổ.
Cây hoa sữa, hay còn gọi là mò cua, mù cua (tên khoa học:
Alstonia scholaris; đồng nghĩa: Echites scholaris) là một loài thực vật nhiệt
đới thường xanh thuộc Chi Alstonia, họ La bố ma (Apocynaceae). Cây thường có thể đạt chiều cao lên đến 40m. Cây dễ trồng, vỏ cây có nhựa dính màu trắng sữa, cũng có vị đắng.
Hoa sữa có mùi thơm nếu trồng với mật độ vừa phải và nồng nặc
khi trồng với mật độ cao. Ở Việt Nam, một số tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng, vào năm 1994, người dân đã gửi đơn "kiện" hoa sữa do
nó được trồng dày đặc trên các đường phố, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc xem bài Lạng sơn khốn khổ vì hoa sữa
Theo lương y Vũ Quốc Trung (thành viên hội Đông
y Việt Nam), hoa sữa có nhiều tác hại với sức khỏe. Cây hoa sữa có hơn 40
loài, đặc điểm chung là cây khá cao, vỏ dày, chảy nhựa như sữa nên gọi là
hoa sữa. Hoa có mùi nồng nặc, nếu hít phải nhiều dễ gây cảm giác choáng váng,
mệt mỏi, khó thở.
Hoa và quả của cây có nhiều
lông, có thể phát tán trong không khí, dễ gây dị ứng, viêm xoang và các bệnh về
đường hô hấp. Những người có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ ngứa,
nổi mụn nhiều hơn. Phấn hoa sữa dễ làm người già, trẻ nhỏ viêm mũi dị ứng, viêm
phế quản. Những người có tiền sử hen suyễn, viêm xoang thì càng bị dai dẳng hơn.
Lương y Trung cũng bày tỏ, nếu
trong một khu phố nhỏ có một cây hoa sữa thì sẽ dễ chịu, nhưng trồng nhiều cây
dễ phản tác dụng. Người bị ho hen, viêm xoang và đau đầu, buồn nôn, có thể
nguyên nhân từ việc hít nhiều hương hoa sữa.
Với những thông tin trên mọi người có thể tự nhận thấy việc
thay thế cây xà cừ và cây hoa sữa ở Hà Nội là việc nên làm. Vấn đề ở đây là
thời điểm và cách thức thực hiện của Hà Nội chưa phù hợp.
Giá như Hà Nội thực hiện thay thế dần dần thì đâu đến nỗi!!
Nhiều cây bị bật gốc nhưng xà cừ nhiều nhất, vì rễ cây ăn ngang, không sâu.
Trả lờiXóaDân mình nhiều khi cứ đụng đến mới kêu, để bình thường thì kệ, lạ thế chứ!
Trả lờiXóaBão về, sợ cây đổ thì kêu, nhưng trời nắng mong có cây thật to để che, mặc kệ không cần biết đâu với đâu.
Phản ứng của đân nhiều khi do cộng hưởng tâm lý đám đông.
XóaĐợt vừa rồi là có người của Việt Tân kích động, đẩy lên thành vẫn đề để bám theo cớ đó tụ tập biểu tình.
XóaThì người ta ai cũng thấy nên thay thế cây trồng ở đường, nhưng thay thế nào là quan trọng. Không lẽ, chặt hàng loạt để nẵng vỡ đầu?
Trả lờiXóaTheo mình thì chủ trương thay thế những cây cong đổ ra đường, mục, rỗng và những cây "lạc loài" trong một hàng là hoàn toàn nên làm, nhưng cần phải có lộ trình, vì không thể làm cùng 1 lúc được nên cần thay thế từng cây 1, không thể "cho đi 1 hàng" rồi trông cây mới như vừa qua được. Còn nếu ai nói không cần thay cây gì thì đến lúc mưa bão cho họ ra ôm gốc cây cho khỏi bị đổ.
Trả lờiXóa