Hải Âu
Ông
Lý Quang Diệu tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập và có chủ quyền mang tên
CH Singapore trong buồn bã. Và ông đã đưa Singapore từ thế giới thứ 3 sang thế
giới thứ nhất, đưa một nước từ nghèo nàn, chậm phát triển sang một một nước
phát triển nhanh, trở thành biểu tượng của cả châu Á.
Singapore
hiện nay còn là hình ảnh của một nơi đáng sống, nó là biểu tượng không chỉ về sự
phát triển thuần túy về mặt kinh tế mà điều tôi muốn nói đó là biểu tượng đáng
sống, gắn với những tư tưởng phát triển mới như: bền vững, thân thiện môi trường,
thân thiện con người.
Câu
hỏi đặt ra là liệu quốc đảo tươi đẹp này có được như ngày hôm nay
không, nếu ông Lý không độc tài? Báo Thanh niên và nhiều báo đã viết:
"Lâm vào tình cảnh túng quẫn, đương nhiên cái
ăn là thứ đầu tiên mà một người mẹ trong nhà phải tính tới. Nền kinh tế của
Singapore lúc bấy giờ lệ thuộc chủ yếu vào các căn cứ quân sự sắp đóng cửa của
Anh.
Chiến thuật cơ bản của
Lý Quang Diệu ngay từ đầu là ra sức “tán tỉnh” các công ty nước ngoài đến mở
các xưởng nhỏ ở Singapore, dù thường là họ trả những đồng lương rẻ mạt. Giữa thời
điểm các nước đang phát triển ra sức dèm pha đế quốc kinh tế, nhà lãnh đạo
Singapore trải thảm đỏ mời các “tên đế quốc” đó vào Singapore.
Học luật và từng hành
nghề luật sư bảo vệ quyền lợi của nghiệp đoàn, Lý Quang Diệu lúc này kìm hãm
nghiệp đoàn không thương tiếc, sợ họ làm cản bước nhà đầu tư.
Sau này ông gọi sự kiện
bị một nghiệp đoàn hùng mạnh thách thức hồi năm 1967 là “bước ngoặc trong lịch
sử công nghiệp Singapore”. Lần đó, ông Lý Quang Diệu đưa ra câu trả lời rất dứt
khoát: bắt luôn 15 lãnh đạo nghiệp đoàn, xóa sổ nghiệp đoàn và tuyên bố các
công nhân biểu tình đã tự sa thải họ.
Sau cú đấm thép đó,
ông dẹp yên được các phong trào chống đối của người lao động, mang lại môi trường
lao động bình yên lâu dài - yếu tố chen chốt đưa kinh tế Singapore bùng nổ."
Nếu
ông Lý Quang Diệu không sử dụng biện pháp mạnh mẽ thì chắc chắn
không thể có đất nước Sigapore như hôm nay. Xin khẳng định như vậy.
Nếu
ông Lý lấn cấn vì sợ người dân trong nước chê bai là trọng nhà đầu
tư nước ngoài, chấn áp doanh nghiệp trong nước thì không thể khiến môi
trường lao động yên ổn, không thể có những bước tiến về kinh tế.
Nếu
ông Lý không mạnh tay xử lý những công nhân biểu tình vì kém hiểu
biết thì không thể làm được những chuyện lớn.
Đừng nhìn nhận thành quả ngày hôm nay của họ mà mơ màng rằng ta cũng sẽ có,
nếu không chấp nhận những hy sinh.
Ngay
chuyện cấm kẹo cao su, cấm thuốc lá thôi, nếu không quyết liệt thì liệu
có đất nước thanh lịch, môi trường trong lành hay không?
Hãy
tưởng tưởng xem, quyết định cấm kẹo cao su ở Việt Nam sẽ thế nào?
Nào các rân chủ la lên là mất dân chủ, vi phạm quyền tự do còn người
bla blu blo...
Nghịch
lý là như vậy, muốn thì rất nhiều nhưng không chịu hy sinh cái gì
cả.
Hãy
ngẫm nghĩ coi!
Thế Thụy Sĩ, Na Uy có độc tài không mà nước họ vẫn là nơi đáng sống trên TG này đấy.
Trả lờiXóaKhông lẽ ta xây dựng CNXH bằng nền tảng của độc tài sao ?
Hết cách, lâm vào đường cùng rồi nên mới mị dân như thế, hả Gió Độc !!!!!
DÂN CHỦ SAIGON
Thần Mộc báo Oán
XóaNghị - Thảo CHÉm CÂy: Biết tỘi chƯa?
Linh Mộc Thăng Long chẳng vừa đâu.
Thanh tra Thủ tướng đang vào cuộc,
Nghị - Thảo tránh sao Cẩu đầu Đao? (Người Đất Cát - bộ đội cụ Hồ)
Không phải độc tài là tốt nhưng phải có chính kiến và quyết đoán mới thành công. Nếu cái gì cũng trông đợi vào chuyện lấy ý kiến số đông thì giải quyết vấn đề gì?
Trả lờiXóaPhải mạnh mẽ như ông Lý mới xây dựng được kỷ cương đô thị và xây dựng đô thị hiện đại.
Trả lờiXóaKhông thể phủ nhận vai trò của ông Lý quang Diệu đối với đất nước Siingapore
Trả lờiXóaLàm lão đạo mà không quyết đoán thì có nghĩa là chạt theo mệt!
Trả lờiXóaMình nghĩ ông Lý có những cách lãnh đạo rất hay cần học tập,nhưng cũng có những cái cần rút kinh nghiệm chứ không thể bê nguyên xi sang áp dụng ở Việt Nam.
Trả lờiXóaĐương nhiên người ta tiếp thu có chọn lọc chứ sao lại lo là bê nguyên xi?
XóaLàm cho đất nước Singapore có được như hôm nay, công lao ông Lý thật lớn. Đó là nhìn từ ngoài, khi mọi việc đã xong, chắc chắn khi thực hiện cũng không phải là đồng thuận dễ dàng.
Trả lờiXóaGiá như ở ta các lãnh đạo lo cho dân, "độc tài" hơn chút, nhiều cái dễ đến nhu nhược; có cái lại cứng trong khâu triển kkhai...
Trả lờiXóaLãnh đạo là một nghệ thuật khó, không hề có mẫu chung.
Trả lờiXóaCũng nên tìm hiểu xem dân chúng ở Sing lúc ấy như thế nào? Trình độ nhận thức,dân trí thế nào? Phản ứng của họ lúc ấy ra sao trước những quyết định độc tài của ông Lý Quang Diệu....
Trả lờiXóaNói chung là lãnh đạo đất nước phải cứng rắn trong đường lối, không thể làm hài lòng đến từng công dân được, đảm bảo lợi ích lâu dài của đất nước, của đại đa số bộ phận quần chúng nhân dân là được rồi. Lý Quang Diệu là một trong những tiêu biểu về đường lối lãnh đaọ đúng đắn
Trả lờiXóa