Hải Âu
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông TrươngMinh Tuấn khẳng định, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước không có blog
và Facebook cá nhân. Những trang blog và Facbook mang tên các đồng
chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều là mạo danh.
Mạng xã hội là nơi giao tiếp, trao đổi thông tin giữa những
người sử dụng. Rất nhiều thông tin đưa lên đó không phải là thông tin
chính thống của Nhà nước hay của các đồng chí lãnh đạo. Do vậy
việc mạo danh của một cá nhân nào đó phát ngôn trên mạng xã
hội không liên quan gì đến phát ngôn của Nhà nước. Và bất kỳ phát
ngôn của một cá nhân nào đó thì cá nhân đó tự chịu trách
nhiệm trước luật pháp Việt Nam.
Thực ra, hiện tượng lập trang mạng xã hội giả
mạo, mạo danh cá nhân đã xảy ra không chỉ với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước.
Ngày 12/11/2014, ông Huỳnh Uy
Dũng (ông Dũng "lò vôi", sinh năm 1961) Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam đã có đơn gửi đến Tổng cục trưởng Tổng
cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm - Bộ Công an; Cục Cảnh sát phòng, chống tội
phạm sử dụng công
nghệ cao; Giám đốc
Công an tỉnh Bình Dương mong muốn các cơ quan chức năng làm rõ vần đề "có
kẻ mạo danh tên tuổi ông để lập ra trang facebook gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân ông cũng như hoạt động của Công ty Đại
Nam".
Mới đây, phóng viên Đức Hiển
của Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng lên tiếng về việc có người dùng
ảnh anh ta lập một facebook mạo danh. Đồ chừng kẻ mạo danh này có dinh dáng đến
đám cờ vàng vì hình nền của FB giả mạo là hình cờ vàng ba sọc.
Những trang mạng xã hội mạo
danh đều có mục đích xấu và có hành động chống phá, kích động, gây chia rẽ
trong nhân dân.
Cần hết sức cảnh giác với loại
này!
Đúng là khoa học phát triển thì những hệ lụy, hậu quả không mong muốn của nó cũng nhiều. Việc mạo danh người khác để làm việc xấu là hoạt động vi phạm pháp luật (chắc chắn vậy, vì nếu không có mưu đồ xấu thì không phải mạo danh). Thiết nghĩ, trong tình hình chưa thể ngăn chặn hoạt động này ngay được, thì mọi người nên thận trọng hơn và chủ động phòng ngừa, nêu cao cảnh giác để không bị mắc lừa những kẻ mạo danh.
Trả lờiXóaHiện tượng này ngày càng phổ biển, nó xảy ra không chỉ với những người lãnh đạo, có chức, có quyền hoặc nổi tiếng mà nó xảy ra với cả những người bình thường rất ít người biết đến, bởi có nhiều lý do để kẻ khác tìm cách mạo danh ai đó, nó có thể là để hạ uy tín những người lãnh đạo, nổi tiếng, hoặc đơn thuần chỉ là mạo danh người này để đi lừa đảo bạn của họ (mua hộ thẻ cào điện thoại, xin số điện thoại của ai đó)... nói tóm lại, dù là gì đi nữa thì nó đều phục vụ mục đích không trong sáng.
Xóa