Hải Âu
Tình trạng bạo lực học đường thời gian gần đây khiến dư luận lo ngại. Kết quả nghiên cứu với 3.000 học sinh ở 30 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội trong 6 tháng qua cho thấy, hơn 71% em đã bị bạo lực giới trong trường học, trong đó 19% bị bạo lực tình dục khi ở trường.
Tình trạng bạo lực học đường thời gian gần đây khiến dư luận lo ngại. Kết quả nghiên cứu với 3.000 học sinh ở 30 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội trong 6 tháng qua cho thấy, hơn 71% em đã bị bạo lực giới trong trường học, trong đó 19% bị bạo lực tình dục khi ở trường.
Nhiều
vụ bạo lực học đường nghiêm trọng xảy ra như: tháng 9/2014, trường Trung
học Tử Đà, tỉnh Phú Thọ, nữ sinh Quyên Thị Phương Hà đã bị các bạn cùng lớp
đánh hội đồng chỉ vì hiểu lầm từ những dòng trạng thái trên mạng xã hội
facebook. Tháng 1/2015, một nữ sinh Trường Trung học cơ sở (THCS) Lý Tự Trọng
(tỉnh Trà Vinh) bị bạn học hành hung tập thể...
Đây
là tình trạng đáng lo ngại. Song, không phải vì thế mà nhìn cả
ngành giáo dục hay đánh giá về xã hội méo mó như một số trang blog
đăng tải. Hãy nhìn rộng ra sẽ thấy, bạo lực học đường là mối lo
ngại của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam.
Theo
thống kê, chỉ riêng ở bang New York, Sở Giáo dục đã ghi nhận 22.021 vụ bạo lực
học đường tại 403 trường học trong năm học 2013-2014. Trong đó, có 3 vụ cưỡng
ép tình dục ở trường Holley Jr. Sr., Depew Middle và Clifford Wise Middle; một
vụ cướp ở trường Casey; 382 vụ tấn công gây thương tích; 469 vụ liên quan tới sở
hữu vũ khí…
Một
quốc gia khác ở châu Mỹ cũng đau đầu vì nạn bạo lực học đường là Haiti. Mới đây
nhất, đầu tháng 3/2015, nước này đã xảy ra 2 vụ nghiêm trọng tại trường Lycee
Fritz Pierre-Louis, trong đó hai học sinh bị đâm trọng thương.
Còn
tại châu Á, tổ chức quyền trẻ em Plan vừa thực hiện một khảo sát với hơn 9.000
người, gồm HS từ 12 đến 17 tuổi, phụ huynh, giáo viên, hiệu trưởng ở 5 nước gồm
Cambodia, Indonesia, Việt Nam, Pakistan và Nepal. Khảo sát cho thấy cứ 10 em
thì có 7 em từng bị bạo lực ở trường học. Trong các hình thức bạo lực, bạo lực
tâm lý là tình trạng xảy ra nhiều nhất, tiếp đó là bạo lực thân thể.
Indonesia
có tỷ lệ bạo lực trường học cao nhất trong 5 quốc gia nói trên. 84% HS cho biết
từng bị đánh. Tỷ lệ này ở Pakistan là thấp nhất với 43%. Dù tỷ lệ thấp nhất
nhưng giám đốc khu vực châu Á của Plan, ông Mark Pierce cho rằng tình trạng này
vẫn là không thể chấp nhận được.
Tại
Saudi Arabia, các nhà giáo dục cũng đang ngày càng lo lắng trước thực trạng bạo
lực học đường tăng chóng mặt. Theo báo cáo mới đây của Bộ Nội vụ Saudi Arabia,
các vụ bạo lực học đường chiếm tới 82% số vụ bạo lực ở quốc gia này.
Chúng
ta lo ngại để cùng quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa nhằm giảm dần và triệt
tiêu bạo lực học đường, chứ không phải lo ngại để mà bi quan, tiêu
cực. Hãy nhìn nhận vấn đề theo hướng khách quan các bạn ạ!
ĐẢNG CS bị quả báo CÂy đè
Trả lờiXóaNăm Ất Mùi dưới triều nhà Sản,
Nảy sinh ra Thằng ĐẢNG oan gia.
Hết trò CHÉM Lợn tế... Cha,
Giở trò CHÉM mộc, tậu Ngai - Ghế - Vàng.
Lời Cha Già bên tai còn vẳng:
"Tết trồng cây, đất nước thêm xuân."
Thanh minh, ĐẢNG CHÉm nghìn cây,
Trái lời Cha dạy, lập lờ dối dân.
ĐẢNG nay không chốn dung thân,
CHÉm CÂy, BÁn NƯớc, HẠi DÂn,.... TỘi Gì?
Giam ĐẢNG xuống ngục A Tỳ,
Chịu LIỀm cắt cổ, BÚa kia đập đầu.
TRỌng Lú phải nhúng vạc dầu,.... (Người Đất Cát)
Qua thống kê của bài viết thì thấy vấn đề này thực sự đáng lo ngại và không chỉ ở Việt Nam. Tình trạng này từ lâu đã xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng chưa có sự quan tâm, thống kê và tìm cách hạn chế đúng mức. Ở Việt Nam, với tình trạng học sinh lớn sớm và tiếp cận nhiều mặt trái của xã hội như hiện nay thì có lẽ cần phải có cái nhìn khác để tìm cách khắc phục thì mới có thể giải quyết, hạn chế được vấn đề.
Trả lờiXóaDường như tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng "trẻ hóa" khi càng ngày càng có nhiều vụ bạo hành, xô xát giữa học sinh cấp 2, cấp 3. Thực sự quan ngại về tình trạng này, nó đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học sinh và rất nhiều hệ lụy về nhân cách, đạo đức và hành vi ứng xử của học sinh. Không chỉ riêng Việt Nam mà ở nước ngoài vấn đề này cũng làm người dân hết sức lo ngại. Thiết nghĩ chúng ta phải chung tay làm tốt công tác giáo dục nhân cách song song với kiến thức, góp phần hạn chế tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Trả lờiXóa