Hải Âu
Chuyện Phương Bích gửi tâm thư cho Hoàng Thị Nhật Lệ và bị cô bé này đáp trả một cú đau đời vẫn còn khiến cư dân nhà mạng khoái chí.
Chuyện Phương Bích gửi tâm thư cho Hoàng Thị Nhật Lệ và bị cô bé này đáp trả một cú đau đời vẫn còn khiến cư dân nhà mạng khoái chí.
Chả hiểu Phương
Bích còn đau không, có biết suy nghĩ những điều sâu sắc mà Nhật Lệ
viết không? Rõ ràng một điều, Phương
Bích không dưng bôi mỡ cho kiến đốt, để bàn dân thiên hạ cười vầy
không hay ho xí nào!
Ai đời, một bà
cô, chưa phải là người cao tuổi, nhưng lớn hơn, tuổi đời nhiều hơn,
lại mang tiếng là zân chủ gạo hàng gạo cội mà bị đứa trẻ con hàng con
cháu dạy cho một bài học trước thiên hạ thì thật là là...
Khoái nhất là cô
bé Nhật Lệ vạch luôn bộ mặt giả dối, ngu dốt của Phương Bích khi
khuyên Nhật Lệ cải tạo. Ờ, mà cái cô Nhật Lệ nói đúng, cánh zân
chủ vẫn thường hô rách cả mép nào là tôn trọng người không cùng quan
điểm, nào là cần tăng cường phản biện xã hội. Thế mà Phương Bích
lại đay nghiến, răn dạy Nhật Lệ, người không cùng quan điểm, những
cái khỉ tiều con tịt gì đâu.
Phương Bích đúng
là già rồi mà còn dại!
Nguyên văn thư của
Hoàng Thị Nhật Lệ đây:
“Vài dòng gửi cô Phương Bích!
Thưa cô Phương Bích ! Đầu tiên cháu rất cảm
ơn cô đã dành thời gian viết “tâm thư” cho cháu. Mặc dù thời gian này cháu rất
bận nhưng sau khi đọc xong tâm thư của cô, cháu thấy cháu cần nhắn lại đôi
dòng.
Cô ạ, khi ta gửi “tâm thư” cho một ai đó,
chí ít ta nên tìm hiểu qua về người ấy, vừa để hiểu thêm về đối tượng vừa thể
hiện một sự tôn trọng tối thiểu. Có lẽ cô hơi vội vàng nên đã nhầm lẫn cả những
thông tin cơ bản nhất về cháu. Trên cái mạng xã hội này, bạn bè cháu và cả bạn
bè cô đều biết cháu là sinh viên kinh tế, không phải “sinh viên báo chí” đâu cô
ạ. Nhưng thôi, con người ai chẳng có lúc nhầm lẫn. Cháu hy vọng, qua vài dòng
ngắn ngủi này, cô có thể hiểu thêm về cháu. Giờ cháu xin phép vào vấn đề luôn
cô nhé.
Đầu tiên về việc cô gửi tâm thư “Biểu
tình phản biểu tình” và việc cháu block facebook của cô. Nói ra mong cô đừng tự
ái. Thật sự thì nếu không có buổi “tưởng niệm” ngày 19/01 vừa qua thì cháu cũng
chẳng biết cô là ai. Cháu hơi bất ngờ khi cô nói cháu đã gỡ block cô. Thông thường
chỉ có cháu bị các cô block chứ cháu hiếm khi block người khác. Cháu cũng không
nhớ facebook của cô là gì và cháu đã block cô khi nào nhưng cháu có thói quen
không gỡ block những người cháu đã chặn bởi họ đều là những thành rác rưởi mà
cháu muốn quét ra khỏi “tường”.
Cô biết không, dù chúng ta không cùng
quan điểm nhưng cháu chưa bao giờ nghĩ đến chuyện “cải tạo” cô hay bạn bè, đồng
nghiệp của cô. Bởi đơn giản, quan điểm là ý kiến riêng của mỗi người. Chuyện
người không cùng quan điểm với người là chuyện quá bình thường. Tại sao cô cứ
phải cố gắng “cải tạo” những người không cùng quan điểm với mình nhỉ ? Như các
cô vẫn nói “một xã hội không có phản biện là một xã hội đã chết lâm sàng”. Vì vậy
cháu nghĩ rằng, khi cô đã xác định đi theo con đường “đấu tranh dân chủ” thì cô
nên học cách chấp nhận những quan điểm khác biệt như chúng cháu cô ạ.
Cô có biết tại sao quân đội nhân dân Việt
Nam - đội quân được gọi là “man di”, “mọi rợ”, “rừng rú” lại làm nên những chiến
thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không ? Cô có biết sự khác nhau giữa
những chiến sĩ Việt Cộng được miêu tả “7 người đu cành đu đủ không gãy” với những
người lính hào hoa, phong nhã của quân lực VNCH với không ? Họ khác nhau ở
“lòng căm thù” cô ạ. Nó là tình cảm của con người, nó xuất phát từ trái tim, từ
khối óc, nó là thứ không thể “dạy dỗ” được. Mỗi người đều có mắt để nhìn, có
tai để nghe, có đầu để phân tích và có trái tim để giận dữ. Cháu chẳng biết ai
đã dạy cô căm thù nhưng với cháu không ai có thể “dạy dỗ” trái tim cháu phải đập
ra sao. Chẳng ai nói với cháu rằng cháu phải căm thù Mỹ Ngụy, cũng chẳng ai dạy
cháu rằng cháu phải yêu Bác Hồ. Tất cả những tình cảm ấy đều xuất phát từ trái
tim của cháu, có lẽ đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa cháu và cô. Cảm xúc của
cháu xuất phát từ trái tim, còn cảm xúc của cô xuất phát từ việc được dạy dỗ.
Và nếu như tình cảm là thứ có được thông qua “dạy dỗ” thì có lẽ, cô là một sản
phẩm lỗi của nền giáo dục cũng nên.
Cháu không hiểu cô định nghĩa thế nào về
“phản tỉnh” nhưng xem ra cô cần “thức tỉnh” để thoát khỏi cái suy nghĩ “những
người có tư tưởng ủng hộ chính phủ là những người không chịu đi thực tế”. Cô và
cháu khác nhau ở suy nghĩ nên dù cháu đã đi rất nhiều nhưng không thể “phản tỉnh”
được như cô. Bởi khi nhìn thấy những khó khăn, cháu và nhiều người khác nghĩ đến
cách khắc phục còn cô và đồng nghiệp lại tìm người để đổ lỗi. “Sinh viên báo
chí như cháu, đã bao giờ lên các vùng sâu vùng xa, nhìn thấy người dân đói khổ
như thế nào chưa?” Xin trả lời cô rằng cháu là sinh viên kinh tế, cháu và các bạn
của mình – những người vẫn được các cô ưu ái gọi là DLV vừa trở về từ một chuyến
thiện nguyện lên vùng cao. Cô nói đúng, đồng bào vùng cao mình vẫn còn đói khổ
lắm. Nhưng người đói cần cơm, người rét cần áo, trẻ em cần chữ chứ không cần
vài lời cảm thương trên mạng. Vì vậy cháu nghĩ thay vì ngồi ở nhà và tìm người
để đổ lỗi, chúng ta cần có những hành động thiết thực để giúp đỡ họ.
Một xã hội công bằng, không còn khoảng
cách giàu nghèo là điều ai cũng mong muốn, nhưng cô ạ, chẳng có xã hội nào
không có người giàu, kẻ nghèo. Chính phủ chỉ có thể cho người ta cái cần chứ
không thể cho người ta con cá. Còn việc sử dụng cái cần ấy ra sao lại là chuyện
của mỗi người. Cháu hy vọng, khi sau này, đánh giá một vấn đề nào đó, cô sẽ có
cái nhìn tổng quát hơn nữa. Cháu không ngồi một chỗ để ca tụng ai, vì vậy cháu
cũng hy vọng cô cũng sẽ không ngồi một chỗ rồi kiếm người để đổ lỗi.
Cuối cùng, cháu xin cảm ơn lời chúc của
cô,tuy rằng cháu không thể trở thành một nhà báo giỏi nhưng với những gì đã được
học, cháu sẽ sống có ích cho đời. Cháu cũng hy vọng, cô có thể tìm hiểu về cháu
nhiều hơn 1 chút để chúng ta cùng hiểu nhau hơn. Ở thư sau, cháu sẽ có vài lời
trao đổi với cô về con đường cô đang đi. Thân mến !”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét