Tự do, dân chủ là
thứ mà người ta luôn đấu tranh để có. Tự do, dân chủ là nền để xã
hội phát triển, nhưng quan niệm và ngưỡng của chúng thì có sự khác
nhau. Chính sự khác nhau này dẫn đến những bất đồng trong xã hội.
Thế nào là tự
do? Tự do có đồng nghĩa với việc có thể làm bất cứ việc gì hay
không?
Thế nào là dân chủ? Dân chủ có nghĩa là
có thể can thiệp, tham gia vào tất cả mọi chuyện hay không?
Những quan điểm
đưa ra khác nhau, trái ngược nhau. Tranh luận rất nhiều, chưa đi đến
hồi kết bởi vì, "sư nói sư phải, vãi nói vãi hay".
Tôi không tranh
luận về mặt lý lẽ vì không phải là chuyên gia, chuyên môn nghiên cứu
ngành xã hội hay chính trị. Chỉ nhìn từ sự kiện xảy ra trên thế
giới thời gian qua để mỗi người tự
suy ngẫm về tự do, dân chủ và cái ngưỡng của chúng.
Ngày 7/1/2014, ba tay súng tự xưng là thành viên Al-Qeada xông vào và xả súng ở tòa soạn
tạp chí châm biếm Pháp Charlie Hebdo tại Paris, khiến 12 người, trong đó có tổng
biên tập, thiệt mạng, và 10 người bị thương.
Từ Mỹ, Canada, cho đến Anh,
Đức, Brazil, hàng chục nghìn người cùng xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ với tạp
chí Charlie Hebdo sau vụ tấn công khủng bố.
Các họa sĩ từ nhiều nước đăng các biếm
họa để phản ứng trước vụ tấn công đẫm máu vào tòa soạn Charlie Hebdo của Pháp.
Tạp chí biếm họa Charlie Hebdo được
thành phố Paris trao tư cách công dân danh dự và được ủng hộ cả triệu USD để tiếp
tục xuất bản sau vụ tấn công đẫm máu cách đây ba ngày.
Các nhân viên sống sót của tạp chí
Charlie Hebdo quyết không để vụ khủng bố làm nhụt chí, cho biết sẽ tiếp tục
phát hành, và sẽ in 1 triệu bản, thay vì mức thường xuyên 50.000, cho số tuần tiếp
sau.
Khoảng 700.000 người hôm qua xuống đường
tuần hành ở khắp nước Pháp để tưởng nhớ 17 nạn nhân thiệt mạng trong hai vụ tấn
công khủng bố liên tiếp trong tuần.
Một cuộc tuần hành khổng lồ với sự
tham dự của nhiều lãnh đạo thế giới diễn ra ở Paris nhằm phản đối các cuộc tấn
công khủng bố nhằm vào nước Pháp, đề cao quyền tự do và tình đoàn kết.
Một
cuộc tuần hành khổng lồ với sự tham dự của nhiều lãnh đạo thế giới diễn ra ở
Paris nhằm phản đối các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Pháp, đề cao quyền
tự do và tình đoàn kết.
Ông
trùm truyền thông Rupert Murdoch đã bị phản ứng mạnh khi cho rằng tất cả người
Hồi giáo phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến do các phần tử cực đoan thực hiện
đang hiện hữu khắp thế giới.
Tạp
chí trào phúng Charlie Hebdo tiếp tục chọn nhà tiên tri Mohammed làm nhân vật
biếm họa cho bìa của số sắp phát hành, bất chấp vụ tấn công đẫm máu vào tòa soạn
này tuần trước.
Người
Hồi giáo đưa ra những phản ứng trái chiều với biếm họa nhà tiên tri Mohammed
trên bìa ấn phẩm mới nhất của Charlie Hebdo, có người cho rằng đây là một sự
thách thức, nhưng những người khác coi nó là thông điệp của sự thứ tha.
Ba
triệu bản của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo số đặc biệt hôm 14/1 được phát
hành trên 25 quốc gia, thay vì 60.000 bản mỗi tuần như thường lệ. Tờ tạp chí được
dịch ra 6 thứ tiếng, trong đó có Arab, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, tiếng Anh, với
một số phiên bản phát hành trực tuyến.
Một
thành viên sáng lập ra tạp chí trào phúng Charlie Hebdo cho rằng vị tổng biên tập
quá cố đã "kéo" cả đội vào chỗ chết khi "cường điệu hoá" những
bức biếm hoạ đấng tiên tri Mohammed.
Khoảng
1.500 người tại một thành phố với người Hồi giáo chiếm đa số ở Philippines tuần
hành phản đối tạp chí Charlie Hebdo vẽ biếm họa nhà tiên tri Mohammed.
"Je
Suis Charlie", khẩu hiệu thể hiện sự ủng hộ với tạp chí Charlie Hebdo,
đang trở nên phổ biến trên thế giới và có khả năng bị thương mại hóa, buộc người
sáng tạo ra cụm từ, phải tìm kiếm biện pháp pháp lý bảo vệ.
Những
tín đồ đạo Hồi ở nhiều nước hôm qua biểu tình, thể hiện sự phẫn nộ với số mới
nhất của tạp chí trào phúng Pháp, dẫn đến những cuộc đụng độ bạo lực gây chết
người.
Gần
nửa số người Pháp tin rằng những bức tranh biếm họa đấng tiên tri Mohammed, giống
của tạp chí Charlie Hebdo, không nên được xuất bản công khai, theo kết quả của
một cuộc thăm dò.
Hàng
trăm nghìn người ở Chechnya, Nga đổ ra đường phản đối tạp chí Charlie Hebdo và
những biếm họa về nhà tiên tri Hồi giáo Mohammaed mà một vị lãnh đạo vùng này
cho là "thô tục, vô đạo đức".
Việc
tạp chí trào phúng Charlie Hebdo tiếp tục đăng biếm họa về nhà tiên tri
Mohammed của đạo Hồi làm dấy lên tranh cãi về giới hạn của tự do ngôn luận và sự
tôn trọng với đức tin tôn giáo.
Hàng
chục nghìn người ở Afghanistan, Paskistan và khu vực Kashmir của Ấn Độ hôm qua
đổ ra đường phố để biểu tình phản đối tạp chí trào phúng Charlie Hebdo đăng
chân dung hoạt họa nhà tiên tri Mohammed.
Ở Việt Nam đang có những kẻ nhân danh dân chủ tự do để làm những chuyện càn quấy. Có lẽ, đây là bài học cho những người này.
Trả lờiXóaLàm quá lên thì không cái gì hay cả, kể cả tự do.
Trả lờiXóaNhững người làm tạp chí không lường được kết quả lại ngược với điều họ mong muốn. Đang từ chỗ ủng hộ, chia sẻ dư luận chuyển sang phản đối tạp chí.
Trả lờiXóaNhững phản ứng của dư luận đúng thôi, không thể vì tự do mà chế giễu tôn giáo, cầm tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác.
Trả lờiXóaMình cũng không thích cách chế giễu, xúc phạm tôn giáo của Charlie Hebdo
Trả lờiXóaTạp chí Charlie Hebdo bị kích động nên thái quá.
Trả lờiXóaTự do ngôn luận quá trớn, ảnh hưởng, xúc phạm tự do khác.
XóaTự do ngôn luận quá trớn, ảnh hưởng, xúc phạm tự do khác.
Trả lờiXóa