Sau khi Tạp chí Charlie Hebdo bị
khủng bố, hàng loạt hoạt động biểu tình ở khắp nơi nhằm phản đối
khủng bố, bày tỏ chia sẻ với Tạp chí. Như được tiếp thêm sức, những
người còn lại của Tạp chí đã quyết định ra số Tạp chí tiếp sau
với những nội dung châm biếm mạnh mẽ.
Trang
bìa
Hình ảnh hoạt hình của nhà Tiên tri
Mohammed xuất hiện trên trang bìa với bộ áo choàng màu trắng trên nền màu xanh
lá cây trong khi đang khóc và hai tay cầm bức cổ động có dòng chữ “Tôi là
Charlie”. Phía trên đầu nhà Tiên tri là dòng chữ “Tất cả sẽ được tha thứ”.
Trang
cuối
Trang cuối của số báo mới nhất có hình ảnh
hoạt hình của Luz, cho thấy những kẻ khủng bố Hồi giáo thất vọng đi đến thiên
đàng và đặt câu hỏi “70 trinh nữ ở đâu?”. Câu trả lời họ nhận được là: “Đi cùng
nhóm Charlie rồi, những kẻ thua cuộc ạ”.
Nội
dung bên trong
Một trang kép trải rộng của tờ báo có
hình ảnh hoạt hình họa sĩ truyện tranh bị giết hại Cabu chế nhạo các chiến binh
thánh chiến tham chiến ở Syria và so sánh chúng với các sinh viên du học về
chương trình Erasmus.
Số mới của tạp chí Charlie Hebdo cũng
trình bày một loạt hình ảnh hoạt hình trước đó đã xuất bản của các họa sĩ đã
thiệt mạng trong vụ xả súng là Wolinski, Charb, Tignous và Honoré, và nội dung
chú thích là của Bernard Maris và Elsa Cayat- những người cũng thiệt mạng trong
cuộc tấn công hôm 7.1 vừa qua.
Phát
hành
Phiên bản đặc biệt xuất bản dài 16 trang
và được dịch sang các tiếng Arab, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Lên tới 3 triệu bản Charlie Hebdo sẽ được
in tại 25 quốc gia, trong khi thông thường tạp chí này chỉ in 60.000 bản mỗi tuần,
để đáp ứng mong muốn của độc giả trong việc thể hiện tình đoàn kết với tạp chí
châm biếm này.
Chính hoạt động này đã khiến hàng
nghìn, hàng vạn người theo đạo Hồi và cả những người không theo đạo
Hồi phản đối. Dư luận không cổ xúy cho những hành động kích động
bạo lực, xúc phạm tôn giáo.
Giá như, chính phủ Pháp vào cuộc để
ngăn ngừa hoạt động kích động bạo lực ngày càng gia tăng. Trong cuộc
sống tồn tại nhiều quan điểm, chính kiến rất cần có sự tôn trọng
lẫn nhau, điểm dừng của sự tự do, dân chủ rất cần thiết trong lúc
này.
Đáng ra, phải như thế và Công ước
quốc tế cũng quy định như thế!
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm
1966, quy định:
Điều 19.
1. Mọi người đều có
quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người có quyền
tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi
thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng,
bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện
thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những
quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc
biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những
hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền
hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc
gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
Điều 20.
1. Mọi hình thức
tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm.
2. Mọi chủ trương
gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về
chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm.
Không nên kích động bạo lực và các quốc gia cũng phải có trách nhiệm trong chuyện này.
Trả lờiXóaCông ước quốc tế cũng quy định như vậy à? Giờ mình mới biết.
Trả lờiXóaĐinh Nguyên Kha này rải truyền đơn kêu gọi lật đổ chính quyền mà sao mơ ngày được đi Mỹ. Quên đi, ngu vừa thôi!
Trả lờiXóaPháp đang lúng túng, giờ không biết đã nhận ra và sửa đổi không.
Trả lờiXóaSửa chữa chưa bao giờ là muộn.
Không ngờ quốc gia tiến bộ như Pháp lại như vầy.
Trả lờiXóaCó nhiều cái không ngờ nữa nghe.
XóaRiêng chuyện kích động bạo lực này mình thấy không tán thành. Sinh mệnh con người đâu có thể xem nhẹ.
Tự do báo chí xâm phạm tự do tín ngưỡng là không được.
Trả lờiXóaTất cả cộng đồng cần chung sức vào để Tạp chí châm biếm biết dừng lại ở mức độ cho phép.
Trả lờiXóaĐây là kinh nghiệm cho cộng đồng rút kinh nghiệm chứ không riêng gì Pháp.
Trả lờiXóaChuẩn đấy. Các nhà dân chủ Việt Nam cần thấy rằng tự do phải có giới hạn.
Xóa