Bộ Truyền thông và
Thông tin của Thái-lan vừa ra ra lệnh cấm trang mạng của tổ chức Theo dõi nhân
quyền (Human Rights Watch - HRW). Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan O Cha tuyên bố
ông ủng hộ việc chặn trang web của Human Rights Watch, vì theo ông, trang mạng
của tổ chức nhân quyền này vi phạm luật an ninh của Thái Lan. Ông nhấn mạnh:
"Nếu tự do có nghĩa là tất cả mọi người cùng được quyền viết bậy bạ, và
thóa mạ người khác, thì Thái Lan sẽ không tồn tại được".
Đây là động thái mạnh
mẽ của Thái Lan phản ứng lại HRW vì những đánh giá thiếu khách quan của tổ chức
này.
Với nguồn viện trợ chủ
yếu từ Mỹ (khoảng 75%) còn lại từ các nước châu Âu, có thể thấy rõ ràng tổ chức
này chịu quá nhiều ảnh hưởng từ chính phủ Hoa Kỳ. Với một tổ chức phi chính phủ
hoạt động dưới sự điều khiển của một chính phủ nào đó thì tính khách quan đương
nhiên không có. HRW thường đưa tin sai lệch, có dụng ý để hướng vào các nước
không chọn đường đi với phương Tây như Nga, Trung Quốc, Việt Nam,
Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Xri Lan-ca, Ê-ti-ô-pi-a; đồng thời tâng bốc
các giá trị "tự do, dân chủ" theo kiểu phương Tây
Trong báo cáo nhân quyền
năm 2013, HRW chỉ trích Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la là các quốc gia có tình trạng nhân
quyền tồi tệ nhất khu vực Mỹ la-tinh, cáo buộc chính phủ các nước này "lạm
quyền, chà đạp các quyền cơ bản của con người" - chủ yếu là các quyền
chính trị và dân sự, mà không hề đề cập đến tiến bộ của hai quốc gia này trong
khi bảo đảm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cho người dân.
Tháng 6-2014 vừa qua,
sau khi đại diện Việt Nam công bố tại Hội đồng nhân quyền LHQ danh sách 182
khuyến nghị Việt Nam chấp thuận trên tổng số 227 khuyến nghị các nước và tổ chức
quốc tế đã nêu ra trong khuôn khổ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) lần hai
đối với Việt Nam, thì HRW lại nhằm vào những khuyến nghị Việt Nam chưa chấp thuận
để cho rằng "khước từ những kêu gọi này khiến người ta thắc mắc về sự chân
thành trong các lời cam kết tôn trọng nhân quyền của Hà Nội"!
Phản ứng của Thái Lan
là sự khẳng định một lần nữa về thái độ của nhiều nước đối với HRW.
Xem ra uy tín của HRW
không còn là bao nhiêu!
Tổ chức Theo dõi nhân quyền này hoạt động bằng nguồn kinh phí từ đâu? Đó là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng quan điểm đánh giá, làm việc của họ.
Trả lờiXóaNguồn viện trợ chủ yếu từ Mỹ (khoảng 75%), trong bài viết rõ thế còn gì, không đọc à?
XóaTổ chức này hoạt động theo giật dây của Mỹ, nên tính khách quan không có. Còn uy tín thì cũng chẳng xét vì thiên lệch thế cơ mà.
Trả lờiXóaĐúng thật, nếu tự do có nghĩa là tất cả mọi người cùng được quyền viết bậy bạ, và thóa mạ người khác thì loạn.
Trả lờiXóaPhản ứng của Thái là chính đáng.
Trả lờiXóaĐất nước phải có chủ quyền chứ!
Đúng vậy, không thể để kẻ khác nói bậy về mình trên lãnh thổ mình.
XóaTôi ủng hộ Thái Lan!
Trả lờiXóaKhông chỉ có Thái hay Việt Nam đâu, nhiều nước cũng chán, bức xúc với cái cậu HRW này rồi.
XóaToàn thiếu khách quan, lệch hết về một phía thì không thảm mới lạ!
XóaRồi tổ chức này cũng hết chỗ làm ăn!
Trả lờiXóaThích câu này: "Nếu tự do có nghĩa là tất cả mọi người cùng được quyền viết bậy bạ, và thóa mạ người khác, thì Thái Lan sẽ không tồn tại được". Giống như người dân được tự do buôn bán nhưng "trong khuôn khổ của pháp luật" không thì cứ kinh doanh bừa bãi, kinh doanh những thứ độc hại... thì chẳng mấy mà đất nước tan
Trả lờiXóa