BBC đúng là bắp cải
khi đăng bài về người Thượng Tây Nguyên bị truy đuổi chạy sang Campuchia. Bài
viết có nội dung xuyên tạc tình hình, chính sách dân tộc của Việt Nam. Đài này
đã bỏ qua nhiều tình tiết quan trọng để thông tin phiến diện, một chiều. Sự thực
về cái gọi là vấn đề người Thượng Tây Nguyên là thế này:
Suốt một thời kỳ dài
trong chiến tranh chống Mỹ và sau hoà bình lập lại, Fulro là nỗi ám ảnh của nhiều
người dân trong nước với nỗi khiếp sợ về những hành động bạo lực tàn ác của
nhóm người này. Và người ta cũng không lạ gì về "cha đẻ" của Fulro...
Kế thừa chính sách
"chia để trị" của thực dân Pháp (năm 1946, Pháp đã trao độc lập cho
Tây Nguyên), người Mỹ, trong khi ủng hộ chế độ Sài Gòn cũ vẫn ngấm ngầm giúp những
nhóm dân tộc thiểu số ly khai. Phương châm của Fulro là đấu tranh bằng bạo lực.
Trước năm 1975, chính
quyền Sài Gòn cũ đã thẳng tay đàn áp phong trào này. Năm 1965, cuộc nổi dậy của
Fulro thất bại, phong trào bị đàn áp, 4 lãnh đạo của tổ chức bị khép vào tội chết
và bị hành hình công khai, 15 người khác bị án tù.
Tháng 4/1975, một nhóm
ủng hộ Fulro điều đình và thoả thuận với các quan chức Mỹ sẽ tiếp tục "chiến
đấu chống lại chế độ của Hà Nội".
Gia nhập Fulro ngay từ
năm 1964 (theo tự bạch của chính Ksor Kok trên trang web của Quỹ Người Thượng),
rất nhanh chóng, Kok Ksor trở thành “con cưng” của "cha đẻ" nhóm
Fulro. Ksor Kok đã tham gia Lực lượng Đặc biệt của Mỹ, một lực lượng khét tiếng
chống Cộng. Đến năm 1974, nhân vật này được đưa sang Mỹ huấn luyện về quân sự.
Không bao lâu sau, Ksor Kok được Y Bham Enuol, người cầm đầu Fulro chính thức
phong hàm trung tướng và chức cố vấn, đại diện của Fulro tại Mỹ.
Năm 1986, khoảng vài
trăm lính Fulro cùng gia đình di tản sang Mỹ. Ksor Kok đã huy động những nhân vật
vốn là “nòng cốt” của Fulro để lập ra Quỹ Người Thượng (Montag-nard
Foundation), đặt trụ sở tại Nam Carolina.
Ksor Kok luôn sử dụng
"món võ" quen thuộc: lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo, kích động các
phần tử ly khai ở Tây Nguyên. Tích cực xuất hiện ở các diễn đàn quốc tế, Kok
Ksor lớn tiếng vu cáo "Việt Nam đàn áp tôn giáo, đàn áp người Thượng thiểu
số ở Tây Nguyên" và kêu gọi chính phủ các nước cấm vận kinh tế, gây áp lực
đối với Việt Nam.
Vào các ngày 10 và
11-4-2004, một lần nữa Ksor Kơk và tay chân của y được sự tiếp tay của các phần
tử phản động nước ngoài, tiếp tục gây thêm những tội ác mới đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, với mức độ nghiêm trọng hơn. Chúng không ngần
ngại giương các biểu ngữ sặc mùi ly khai, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
như "Ðộc lập cho Nhà nước Ðề ga", "Ðuổi người Kinh ra khỏi Tây
Nguyên"... Một số tên cầm đầu, được nuôi dưỡng bằng cái gọi là "Quỹ
người Thượng", đã dùng gạch đá, gậy gộc có đóng đinh, dao rựa, ná
cao-su... tiến công lực lượng bảo vệ người Kinh, đập phá các công sở, trường học...
Ở trụ sở xã KDang,
Gla, Ia Dưk (huyện Ðác Ðoa, Gia Lai) chúng đập phá trụ sở xã, xé cờ Tổ quốc,
đánh trọng thương đồng chí Y Miết, Phó Chủ tịch UBND huyện, đuổi đánh cán bộ và
chiếm trụ sở. Ở xã BNgoong, Ia Tiêm, Ia Phong... (Chư Sê, Gia Lai); AMa Rơ (Ia
Pa) thị trấn Phú Thiện (Ayun Pa)... chúng không chỉ đập phá trụ sở, còn điên cuồng
phá nhiều xe chữa cháy, xe cứu thương; bắt giữ và đánh trọng thương nhiều cán bộ,
công nhân thuộc đội bảo vệ các nông trường cao-su...
Ở Ðác Lắc, bọn chúng
đã buộc các gia đình có xe công nông (loại xe chuyên dùng để chở cà-phê) dùng
xe chở chúng đến các trung tâm xã, huyện, thành phố. Ở Gia Lai, nhiều người dân
đã phải bỏ cả ruộng vườn, nhà cửa, gia súc để đi theo chúng vì "Nhà nào
không đi (gây rối) thì đốt cả nhà, làng nào không đi thì đốt cả làng".
Thâm độc hơn, Ksor Kơk
còn chỉ đạo tay chân của mình kích động dụ dỗ, lôi kéo người dân vượt biên trái
phép sang Campuchia bằng luận điệu: "Sẽ có người của LHQ đón sang Mỹ; sẽ
có cuộc sống tự do, sung sướng hơn".
Nhiều người trong số họ,
do nhẹ dạ cả tin đã bị lừa phỉnh. KPă Lă ở làng Ang, xã Ia Tiêm (Chư Sê) kể:
"Mình được thằng Rơ Mah Nin và Rơ
Mah Sinh (ở Ðức Cơ) bảo đi làm thuê cho nó, nhưng đến nơi chẳng thấy làm gì, nó
bảo mình đi vào rừng sang Campuchia, mình không đi, nó đòi giết. Cùng đi có 16
người nữa. Ngày 10-5-2004, khi đến núi Krủ thì mình dừng lại".
Từ những thông tin
trên, có thể thấy rằng, nhóm 8 người Thượng mà BBC đang nhỏ những giọt nước mắt
cá sấu thương cảm rất có thể rơi vào tình trạng bị lừa phỉnh…Không thể thông
tin theo chiều hướng họ bị đàn áp, bla bla….
Báo chí truyền thông
mà thông tin một chiều, bẻ quẹo như BBc thì uy tín chỉ là thứ trang sức mỹ ký
mà thôi.
https://www.facebook.com/crafchenco?fref=ts
Trả lờiXóaNếu các bạn có mong muốn giúp đỡ người dân Đông Ukraina có thể liên hệ theo địa chỉ: NH tiết kiệm Nga: сбербанка 4276880043820913 (Татьяна Романовна Т)
Rất mong các bạn ủng hộ
Если Вам захотелось помочь людям, то вы можете сбросить немного денег нам на карту сбербанка 4276880043820913 (Татьяна Романовна Т) или на paypal: smirnov.producer@yandex.ru и уверяю вас, вы поможете кому то сегодня не остаться голодным.
Спасибо Всем, кто помогает нам, спасибо.
Alexey Smirnov
Если Вам захотелось помочь людям, то вы можете сбросить немного денег нам на карту сбербанка 4276880043820913 (Татьяна Романовна Т) или на paypal: smirnov.producer@yandex.ru и уверяю вас, вы поможете кому то сегодня не остаться голодным.
Спасибо Всем, кто помогает нам, спасибо.
Nó chỉ hào nhoáng một chút rồi nhanh chóng phai mờ, biến mất thôi.
Trả lờiXóaBBC đang học cách "câu lai" theo kiểu lá cải RFA đó hả??? không ăn thua đâu
Trả lờiXóa@Trạng Tý: lá cải cả đống ấy mà
XóaBBC với RFA cũng cùng một kiểu lá cải mà, có cái chúng đánh bóng lên thôi
XóaBBC xưa nay vẫn vậy, có thay đổi gì đâu.
Trả lờiXóaVăn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) tại Campuchia cảnh báo nạn giả mạo người Thượng Việt Nam chạy sang Campuchia để hưởng quy chế tỵ nạn.
Trả lờiXóaCó cả chuyện này cơ à?
XóaThế thì biết đường nào mà lần!
với cái đám zân chủ cuội thì chẳng có gì là không thể, sẵn sàng chửi bố chửi mẹ để được xuất ngoại kia mà
XóaMột quan chức địa phương của Campuchia đã lên tiếng, cho rằng, việc xem xét có được tỵ nạn hay không thuộc thẩm quyền của chính quyền sở tại. Khi người ta chưa cho phép có nghĩa là có vấn đề phức tạp.
Trả lờiXóađề nghị chính quyền sở tại Campuchia kiện đài BBC phát ngôn bừa bãi
XóaNghe nói, BBC chả còn mấy uy tín cũng vì những vụ thiếu khách quan như thế này. Càng ngày BBC càng nhiều thông tin phiến diện.
Trả lờiXóaĐúng vậy, có lẽ BBC đang bị ai đó đứng đằng sau chi phối chăng?
Xóalại một màn khóc thuê thô thiển của BBC
XóaĐài này chịu tác động của thế lực chính trị phương Tây, ăn cây nào rào cây ấy là thế.
Trả lờiXóaÔng James Harding, Giám đốc BBC News tuyên bố hồ tháng 7 vừa rồi rằng sắp cắt 415 việc làm trong lúc các biện pháp cắt giảm chi phí tiếp tục diễn ra. Chứng tỏ Đài này đang khó khăn kinh tế và có thể nó dẫn đến làm ẩu.
Trả lờiXóaCách giải thích như trên là bao biện. Thực tế, BBC đã có cách thông tin thiếu khách quan, sai lệch về Việt Nam từ lâu rồi bạn nhé.
XóaBBC là một trong những đài bên ngoài thường xuyên thông tin thiếu thiện chí về Việt Nam. Việc họ đưa tin trên cũng như vậy, rất thiếu thiện chí, không khách quan, không phản ánh đúng hiện thực.
Trả lờiXóaNói về chuyện thiếu khách quan của BBC thì có mà nói cả ngày. Mới đây, Đài này toàn đưa tin sai sự thật, phải xin lỗi suốt còn gì.
Trả lờiXóaBBC từ xưa đến nay vẫn thiếu khách quan, phản ánh 1 chiều, nó chỉ hơn được RFA một chút thôi (vì RFA uy tín = 0).
Trả lờiXóaMình thấy BBC được biết đến nhiều với vai trò là đưa thông tin với mục đích chống phá Việt Nam nhiều hơn là xây dựng, cho nên đối với mình những tin họ đưa ra chẳng có mấy giá trị.
Trả lờiXóaNhững luận điệu xuyên tạc như thế này mà BBC cũng đăng được sao? hay là đang thiếu người kiểm duyệt thông tin vậy? Đưa kiểu này thì sẽ làm giảm sút uy tín của đài nhiều đấy.
Trả lờiXóaNếu BBC cứ tiếp tục đăng những thông tin thiếu kiểm chứng như thế này thì uy tín của BBC sẽ nhanh chóng như RFA thôi, sẽ nhanh chóng bị phai nhạt và không có giá trị.
Trả lờiXóa