Khi xem các cầu thủ Việt Nam chơi trên sân thì ngán ngẩm,
than trách, so sánh với Tây. Những người bỏ tiền mua vé vào sân thì tức giận,
không thỏa mãn, có cảm giác bị lừa….
Ai cũng phải công nhận rằng: Bóng đá Việt Nam trong thời kỳ tồi tệ, bán độ đã trở thành nỗi ám
ảnh của nền bóng đá Việt Nam ,
vốn kém phát triển. Hễ cứ thua, từ cấp độ V-League cho đến ĐTQG, người ta lại
nghi "có mùi"... Rất nhiều bài học nhãn tiền nhưng một bộ phận
cầu thủ vẫn chấp nhận "bán linh hồn cho quỷ" và đánh đổi sự
nghiệp.
Thực tế trên nói lên điều gì? Phải
chăng một bộ phận cầu thủ Việt Nam tham gia bán độ đã bị "lờn
thuốc". Tức là, những khung hình phạt cho những đồng nghiệp "nhúng
chàm" không đủ sức răn đe họ?!
Vậy mà, khi các cầu thủ V.Ninh Bình bị xử
lý thì có tờ báo nhỏ những giọt nước mắt chia sẻ, cảm thương, hàm ý trách cứ
những người có trách nhiệm thiếu nhân đạo, khắt khe…
Tờ Thể thao văn hóa dẫn lời HLV Nguyễn Văn Sỹ cho rằng, ban
kỷ luật của VFF cần có cái nhìn khoan dung với những cầu thủ lần đầu mắc lỗi và
nên tạo cơ hội cho họ có cơ hội chuội lỗi lầm. “Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam là khoan dung. Ngay cả những
người nhận án tù cũng được sự khoan hồng của pháp luật. Nhưng với các cầu thủ vi phạm lần đầu này cũng
không có cơ hội đứng lên từ nơi vấp ngã. Tôi rất buồn và thất vọng với
quyết định như thế của người lớn”.
“Ngay
cả đối với những người phải vào tù, Nhà nước ta cũng có những chính sách khoan
hồng, giảm án cho người biết hối lỗi. Cũng như vậy, tôi mong muốn lãnh đạo VFF
xử lý làm sao cho mềm mại, tạo cho các em cơ hội. Tôi tin rằng các em sẽ không
bao giờ dám lập lại hành vi như vậy.” – HLV Nguyễn Văn Sỹ khẳng
định.
Nào là: Chuyên gia Vũ Mạnh Hải cho biết: “Các cầu thủ mắc lỗi lần này tuổi đời còn rất
trẻ, suy nghĩ nông cạn. Nhiều cầu thủ như Quang Hùng, Gia Từ hoàn cảnh khó
khăn, mất đi bóng đá thì họ cũng chẳng biết làm gì.”
“Bên cạnh đó, các cầu thủ trẻ cũng thừa nhận
có sự rủ rê, lôi kéo của đàn anh. Theo tôi, chúng ta không nên chặn đứng con
đường sự nghiệp của họ. Hành vi dàn xếp tỉ số là đáng lên án song xử tất cả 9
cầu thủ vào một khung hình phạt thì quá khắt khe.”
Bla bla bla…
Những người bênh vực cầu thủ bán độ có
nghĩ đến kết cục bóng đá Việt Nam
liệu sẽ ra sao nếu không giải quyết được tận gốc nạn bán độ? Người ta mong muốn
có nền bóng đá chuyên nghiệp, nhưng chuyên nghiệp làm sao được nếu cứ đòi hỏi
cá nhân…
Đếch thể chiều được!
Chiều 25/12, VFF ban hành
quyết định kỷ luật đối với 9 cầu thủ dính líu đến tiêu cực trong khi thi đấu
tại CLB The Vissai Ninh Bình ở mùa giải 2014. Cả 9 cầu thủ này đều bị phạt 20
triệu đồng và bị cấm tham gia mọi hoạt động bóng đá vĩnh viễn do LĐBĐVN quản
lý, tổ chức. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và các cầu thủ phải có
trách nhiệm nộp tiền phạt vào tài khoản của VFF trong vòng 15 ngày kể từ ngày
quyết định có hiệu lực.
Theo hồ sơ vụ án, nhóm cựu
cầu thủ Ninh Bình do Trần Mạnh Dũng chủ mưu đã tham gia đánh bạc dưới hình thức
cá độ bóng đá và dàn xếp tỷ số trận đấu giữa Kelantan và Ninh Bình ngày
18/3/2014 trong khuôn khổ AFC Cup. Sau khi thắng độ số tiền 800 triệu đồng,
Trần Mạnh Dũng chia cho Lê Quang Hùng, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Gia Từ, Nguyễn Văn
Hưng mỗi người 85 triệu đồng, Chu Ngọc Anh, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Dũng,
Phạm Xuân Phú và bản thân Trần Mạnh Dũng mỗi người 75 triệu đồng.
Trần Mạnh Dũng sau đó bị Tòa
án Nhân dân tỉnh Ninh Bình tuyên phạt 30 tháng tù giam, phạt 20 triệu đồng. Bị
cáo Đào Đức Lợi (người nhận độ của Trần Mạnh Dũng) bị 30 tháng tù, phạt 20
triệu. Trong khi đó Nguyễn Mạnh Dũng, Lê Quang Hùng mỗi người 27 tháng án treo,
thử thách 24 tháng; Nguyễn Văn Hưng, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Gia Từ, Phạm Xuân
Phú, Chu Ngọc Anh, Phan Anh Tuấn mỗi người 24 tháng án treo, thử thách 24
tháng, phạt tiền từ 20 đến 25 triệu.
Cần phải có án phạt mạnh tay như thế này thì mới có thể ngăn chặn tình trạng bán độ được, khi đó nền bóng đá Việt Nam mới có cơ hội để phát triển. Tôi ủng hộ quyết định của VFF.
Trả lờiXóaỦng với việc áp dụng những mức hình phạt thật nặng để các cầu thủ khác, các thế hệ sau lấy đó mà làm gương để không đi theo vết xe đổ của đồng nghiệp, đàn anh mình. Hi vọng Việt Nam mai này có một nền bóng đá mạnh và trong sạch.
Trả lờiXóaPhải xử lý mạnh tay làm gương thì mới hy vọng xóa nạn cá độ, nếu xử nhẹ người sau vẫn bước theo dấu chân này thì tính sao?
Trả lờiXóaĐúng, xử nhẹ thì không đủ răn đe những cầu thủ trẻ sau này. Mà nhiều người lắm mồm quá, muốn xem bóng đá sach lại muốn cầu thủ vi phạm xử nhè nhẹ thui... Điên!
XóaCác cầu thủ bán độ có tổ chức mà đòi xử nhẹ thì không hiểu được. Họ hiểu sai tính nhân đạo với nhân văn. Nhân văn đâu phải là nhẹ tay xử lý.
XóaCó một số tờ báo không làm đúng tiêu chí chức năng, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận bạn đọc...
XóaXử lý mạnh thế này cũng chỉ hy vọng giảm được nạn bán độ, còn thì phải giáo dục thường xuyên cầu thủ, Khi họ tham lên cộng với sự lôi kéo thì dễ sa ngã lắm.
Trả lờiXóaMình cũng thấy thế! Đá bóng rồi nổi lên một tí là bệnh ông sao, cộng với rủ rê, loi kéo thế là phạm tội. Không có bản lĩnh là toi!
XóaChuẩn luôn! Quan trọng nhất vẫn là nhận thức và ý thức của các cầu thủ.
XóaĐến bao giờ Việt Nam mới có nền bóng đá trong sạch đây
Trả lờiXóaĐúng là báo với chả chí!
Trả lờiXóaNếu cứ thế này mong gì có nền bóng đá chuyên nghiệp?! Thật nản lòng các cổ động viên, những người yêu bóng dá chân chính.
Trả lờiXóaKhông thể chấp nhận kiểu làm báo câu viu, câu like, suốt ngày nói ngược để gây sự chú ý, bán báo!
Trả lờiXóaCó khi báo biến chất bênh vực sai phạm đó, cần cảnh giác. Động cơ không lành mạnh!
Trả lờiXóaCũng không khẳng định ngay nhưng thấy ngờ ngợ.
XóaBán độ nặng như vậy mà bênh được thì chịu!