Lê Quang
Trong
chuyến công du châu Âu vừa rồi, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần thứ hai gặp mặt người
đứng đầu Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng Fransis. Chuyến thăm đầu tiên đánh dấu
sự phát triển quan hệ của hai bên diễn ra vào năm 2007 giữa thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng và Giáo hoàng khi đó là Benedict XVI.
Hiện nay
giữa Việt Nam và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao chính thức do những bất đồng
trong chính sách và những vấn đề trong lịch sử Vatican từng có thời gian ủng hộ
chính sách cai trị Việt Nam của Pháp và Mỹ. Những năm gần đây, quan hệ giữa hai
bên được cải thiện đáng kể. Năm 2009, hai phía đồng ý thành lập Nhóm công tác
Hỗn hợp Việt Nam- Vatican. Cho đến nay, nhóm đã có 5 vòng làm việc. Lần làm
việc mới nhất ở Hà Nội diễn ra trong hai ngày 10 và 11 tháng 9 vừa qua. Vào năm
2011, Hà Nội đồng ý để Vatican có vị đại diện không thường trú tại Việt Nam là
Tổng giám mục Leopoldo Girelli.
Hiện
tại, Vatican rất muốn đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam bởi Việt Nam
là quốc gia có số lượng tín đồ Thiên Chúa giáo tương đối đông. Vatican sẽ lấy
Việt Nam làm tiền đề tiến đến xã hội Trung Quốc, nơi có số lượng lớn tín đồ đạo
Thiên Chúa, tuy nhiên, giáo hội Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc không đặt dưới sự
chỉ đạo của Vatican. Với mong muốn đó, Tòa thánh Vatican đã chỉ đạo Giáo hội
Thiên Chúa giáo Việt Nam và quần chúng giáo dân không tiến hành các hoạt động
cực đoan, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật. Năm 2010, trong lễ
Admilia, Giáo hoàng Benedict XVI đã gửi Sứ điệp đến Hội đồng Giám mục Việt Nam,
trong đó chỉ rõ: Người giáo dân tốt phải là công dân tốt. Trong lần gặp gỡ này
với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo hoàng Francis tiếp tục nhấn mạnh phải thực
hiện tốt hơn nữa đường hướng “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”, “giáo dân tốt
phải là công dân tốt”, “người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc
Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”, “người Công giáo Việt Nam phải là
người yêu nước”.
Có thể
nói, trong thời gian gần đây, đa số tín đồ Thiên Chúa giáo có tinh thần đoàn kết,
đóng góp công sức xây dựng đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận chức sắc,
tín đồ còn có các hoạt động vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và
Vatican.
Xin nhắc
nhở chức sắc, tín đồ đạo Thiên Chúa hãy thực hiện nghiêm huấn từ, sứ điệp của
giáo hoàng, đó là người giáo dân tốt phải là người công dân tốt và người Công
giáo Việt Nam phải là người yêu nước.
Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh có nghe thấy lời Giáo Hoàng không?
Trả lờiXóaHuấn từ, sứ điệp của Giáo hoàng là dành cho giáo dân, làm đến linh mục thì phải nhận thức cao hơn thế chứ?
XóaLinh mục phải là người răn dạy giáo dân chứ không phải là người ngồi hứng từng lời để làm theo.
XóaThế mới lòi cái đuôi "phản đạo" của linh mục Anton Ngọc Thanh.
XóaGiáo hoàng nói chuẩn thế mà một số giáo dân không nghe theo là sao?
Trả lờiXóaGiáo hoàng nói mà giáo dân không nghe, theo giao lý thì như thế nào nhỉ?
XóaLà những đứa mất dạy chứ sao. Hỏi gì?
Trả lờiXóaTreo đầu Dê ,bán thịt Chó đấy!!!
Trả lờiXóaNếu theo đạo đúng nghĩa thì thiên chúa giáo hay bất kì loại tôn giáo nào đều hướng con người đến cái thiện, đến 1 con người tâm trong sáng. Vấn đề là người theo thì không hề được như vậy, họ toàn biến thể chúng đi, như kiểu luật quy định rất chặt chẽ nhưng mọi người vân "lách" luật để thực hiện hành vi sai trái ấy
Trả lờiXóaChẳng có tôn giáo nào là kích động nhân dân biểu tình hoạt động chống nhà nước cả. Mọi tôn giáo dù có tôn chỉ khác nhau nhưng đều hướng tới những giá trị của cuộc sống cả. Chỉ là một bộ phận những kẻ lợi dụng tôn giáo để làm vỏ bọc bao che cho những hành động phi pháp của mình đang làm bộ mặt các tôn giáo xấu đi rất nhiều
Trả lờiXóaĐúng vậy, bất kỳ tôn giáo nào cũng hướng con người đến điều thiện, còn làm như thế nào là ở con người, mọi sự biến thiên, thay đổi theo hướng xấu cũng từ con người mà ra cả. Đến bao giờ mọi người theo tôn giáo có thể triệt để thực hiện giáo lý của chính tôn giáo đó nhỉ?
XóaNhững hành động của giáo sứ ở Việt Nam là do lũ phản động bán nước xúi giục chứ chẳng có giáo phái nào muốn như vậy cả. Con người ta có thể có niềm tin vào một đấng tối cao nào đó nhưng nếu niềm tin đó trở nên mù quáng và hướng tới những thứ xấu xa thì nó không còn là tôn giáo nữa mà là mê tín dị đoan rồi
Trả lờiXóaTín ngưỡng tôn giáo luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của mọi người. Không có tôn giáo nào hướng con người tới những thứ xấu xa cả, nếu có thì đấy không phải là tôn giáo mà là tà ma ngoại đạo thôi. Chỉ là có nhiều người còn chưa phân biệt được đâu là tà ma ngoại đạo đâu là tôn giáo chính thống nên còn nhiều kẻ vẫn có thể lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước ta
Trả lờiXóaTừ lâu tôn giáo luôn luôn là vấn đề hết sức tạp, hết sức khó khăn trong quản lí. Đặc biệt tôn giáo còn là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như lợi ích của nhiều người nên không có gì khó hiểu trong thời gian qua đây là điểm nóng để bọn phản động khai thác. Nếu ai cũng hiểu được như giáo hoàng chắc đã chẳng có chuyện gì xảy ra cả
Trả lờiXóa