Đầu
tháng 9-1951, các nước Đồng Minh trong Thế chiến hai tổ chức Hội nghị ở San
Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á -Thái
Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Tham gia Hội nghị gồm
phái đoàn của 51 nước. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không
tham dự Hội nghị do Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện
chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa.
Ngày
8-9-1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản.
Hiệp ước quy định Nhật Bản phải rút lui khỏi những nơi mà nước này đã dùng vũ
lực để chiếm đóng trong Thế chiến hai.
Riêng
đối với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands),
Điều 2 – khoản (f) của Hiệp ước quy định: “Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và
đòi hỏi với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần đảo Hoàng Sa (Paracel
Islands)”.
Hiệp
ước quy định Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần
đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà không nói rõ lực lượng hay chính quyền
nào sẽ tiếp nhận chủ quyền của hai quần đảo này đã gây ra những ngộ nhận.
Theo
lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp
Pháp, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam
đã tham dự Hội nghị. Ngày 7-9-1951, phát biểu tại Hội nghị, trưởng phái đoàn
Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rõ: “Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây
những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)…”. Về
vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố của phái đoàn
Việt Nam khẳng định: “Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất
cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác
nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa”.
Lời
xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống
đối hoặc yêu sách nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị, cũng chính là sự thừa
nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Hơn
nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản có hiệu lực đã tái lập sự toàn
vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do
đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối
với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại
chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939-1946 cho
Việt Nam.
Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy hiển nhiên thuộc về Việt Nam.
Đòi
hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco
đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được phái đoàn Liên Xô nêu lên
trong phiên họp khoáng đại ngày 5-9-1951 của Hội nghị. Phát biểu trong phiên
họp này, Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô – đã đưa ra đề nghị gồm 13
khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong
đó có khoản tu chính liên quan đến việc “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”.
Với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội
nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.
Giá
trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối
với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính
quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên
bố Potsdam .
Việc
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ
trước.
Mọi
chuyện đã rõ rành rành như vậy nhưng Trung Quốc cố tình xâm phạm chủ quyền của
Việt Nam,
không tôn trọng luật pháp quốc tế.
Quốc
tế không công nhận chủ quyền có được bằng cách dùng vũ lực để chiếm. Vì vậy, có
thể khẳng định rằng: Trung Quốc không thể có được chủ quyền đối với Trường Sa
và Hoàng Sa, cho dù Trung Quốc lớn mạnh đến đâu, vũ khí tối tân đến đâu đi
chăng nữa.
Bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa luôn luôn là rõ ràng và minh bạch, nhưng Trung Quốc lại quá "mặt dày", cố tình làm lơ đi trước những bằng chứng không thể chối cãi của Việt Nam, đồng thời những nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc còn lừa bịp dân chúng của chính Trung Quốc, cố tình vu vạ cho Việt Nam cho tàu va đâm vào tàu của Trung Quốc. Thật là vừa ăn cắp vừa la làng
Trả lờiXóaTrung Quốc có quan tâm nước khác nghĩ thế nào đâu, với chúng chỉ cần mở rộng lãnh thổ thôi, nước ta cần tỉnh táo trước mọi hành động của chúng. Nhân dân cũng phải cảnh giác khi nhận và đọc các nguồn tin, trước khi quyết định làm việc gì, không như vụ việc ở Bình Dương thì thật đáng buồn
Trả lờiXóaVẫn luôn là vậy mà, Việt Nam lúc nào cũng có thể sẵn sàng đưa ra đầy đủ bằng chứng chứng minh chủ quyền trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng Trung Quốc lại không đàng hoàng như vậy, Trung Quốc lúc nào cũng tìm cách giở trò "nước lớn bắt nạt nước nhỏ". Nhưng không phải vì vậy mà Việt Nam ta chịu thua sự bành trướng vô lý đấy của Trung Quốc. Quyết bảo vệ bờ cõi nước ta
Trả lờiXóaTRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
Trả lờiXóaTỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
Việt Nam có đầy đủ mọi bằng chứng pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả bằng chứng đó đều minh bạch, rõ ràng, hợp pháp. Còn phía Trung Quốc thì ngược lại, đều là những bằng chứng mập mờ, không xác định được chủ quyền với hai quần đảo này. Vì vậy mà mọi việc làm của Trung Quốc trên 2 quần đảo thời gian qua đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.Phía Trung Quốc cần tôn trọng chủ Quyền của Việt Nam
Trả lờiXóaNhững lập luận,chứng cứ Trung quốc đưa ra đều không chặt chẽ, thậm chí có những cái rất ngô nghê. Chính vì thế mà thế giới có công nhận đâu
Trả lờiXóaTQ nó lý luận là tìm thấy cổ vật là dụng cụ sinh hoạt của người TQ ở khu vực Hoàng sa và Trường Sa. Nó cài bậy chứ, cha ông cụ tổ nó sang đây để buôn bán lăng nhăng chết ở đây đầy. Lập luận như thế sao vững chắc?
Trả lờiXóaTại Hội nghị, người ta bỏ phiếu không công nhận chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa rồi mà nó còn cãi thì thật là ngoan cố. Đúng là Tàu khựa!
Trả lờiXóaKiểu cãi của Trung Quốc là cãi cùn, cái lấy được!
Trả lờiXóaChán cái thằng tàu này lắm rồi. Nó cứ lấy thịt đè người, ngang ngược. Trái lè lè ra mà nó lải nhải là nó đúng. Y như Chí Phèo chày cối.
Trả lờiXóaChả ai thích TQ, chẳng qua là Việt Nam sinh ra ở sát cạnh nó nên chịu khổ.
XóaSống chung với lũ thì phải luôn xác định tinh thần. Xưa đến nay người Việt phải ứng phó với lòng tham của TQ đủ các kiểu rồi.
Trả lờiXóa