Phát biểu tại buổi họp báo ngày 2-5, ông Datuk
Azharuddin Abdul Rahman - Cục trưởng Cục Hàng không Malaysia cho rằng, máy bay
mang số hiệu MH370 đã đi qua điểm Igari ở biển Đông và máy bay đã chính thức
thuộc trách nhiệm của Quản lý bay Việt Nam.
Ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cũng cho rằng, Quản
lý bay Việt Nam đã vi phạm giao thức liên hệ với chiếc máy bay mất tích MH370.
Ông Abdul Rahman lý giải rằng, vào lúc 1h19 ngày 8-3, kiểm soát không lưu Kuala
Lumpur đã ra lệnh cho MH 370 thay đổi tần số, phù hợp với tần số với kiểm soát
không lưu TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến 1h38 ngày 8-3, tức là sau 17 phút chiếc
MH370 biến mất khỏi màn hình radar, TP Hồ Chí Minh mới tìm cách liên hệ với chiếc
máy bay này.
Về việc này, ngày 8/3/2014, Bộ trưởng Giao thông Vận tảiĐinh La Thăng, trên báo điện tử VnExpress, cho biết: máy bay đã mất tích trước khi vào vùng thông tin bay (FIR) của TP HCM.
"Dự kiến việc kiểm soát tín hiệu chuyển giao cho FIR TP HCM nhưng tàu
bay chưa liên lạc với FIR của TP HCM. Trước khi vào vùng kiểm soát của ACC TP
HCM khoảng 1 phút bay, máy bay đã mất toàn bộ liên lạc, tín hiệu radar”.
Mặt khác, trên các trang tra cứu
hành trình bay quốc tế, tín hiệu gần nhất còn ghi nhận được của chuyến bay
MH370 không phải ở Việt Nam.
Khi đó, phía Malaysia không hề có phản bác gì. Sau 2
tháng, họ mới lên tiếng đổ trách nhiệm cho không lưu Việt Nam. Điều này thật
đáng tiếc!
Dẫu biết rằng Chính phủ Malaysia đang chịu sức ép dư luận
trong và ngoài nước nặng nề, song đổ lỗi cho người khác không phải là cách hay.
Nó thể hiện sự thiếu đàng hoàng, thiếu chuyên nghiệp của một hãng hàng không quốc
gia.
Từ khi vụ việc xảy ra đến nay, Malaysia thể hiện sự
lúng túng, thậm chí có những biểu hiện thiếu minh bạch thông tin trong công tác
xử lý, triển khai tìm kiếm MH370. Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt
Nam đã không tiếc sức người sức khỏe để tập trung tìm kiếm MH370.
Cách hành xử của Malaysia không phù hợp với ứng xử ngoại
giao quốc tế, nói theo cách dân dã là “vô ơn”, bạc bẽo.
Malaysia đã nhầm khi nghĩ rằng đổ lỗi cho người khác sẽ
cứu vãn được uy tín của họ!
Malaysia quy trách nhiệm cho Việt Nam một cách vô lối. Tốn bao nhiêu, hàng tỷ USD, để tìm kiếm MH370 nay được cảm ơn thế này. Chán
Trả lờiXóaThực sự thất vọng về các bạn Mã Lai
Trả lờiXóaNói nặng lên một chút người ta gọi là vô ơn, sấp mặt.
XóaĐổ vấy cho người khác cũng không thể làm họ giảm trì chiết của người dân đổ lên đầu. Vì người ta biết chứ.
Trả lờiXóaKhông ngờ cái anh Malaysia lại có thể chơi xấu thế
Trả lờiXóaMất bao tiền đi tìm máy bay cho nó, cuối cùng nó lên báo chơi mình.
Trả lờiXóaTệ hết biết!
Trách nhiệm của ai thì quốc tế biết cả.
Trả lờiXóaMáy bay của họ có chủ ý bay không theo điều khiển của không lưu. Đến đúng lúc bàn giao thì phi công quay đầu, rada mất tín hiệu, đổ lỗi cho VN làm sao được?
Thật là vô lý. Bên phía Malaisia sau khi không thể giải thích cũng như không có phương án tìm kiếm được chiếc máy bay M37, lại đi đổ lỗi cho các nước khác. Và càng vô lý hơn là lại đi đổ lỗi cho Việt Nam chúng ta. Rõ ràng sự thật là chiếc máy bay đã mất tích trước khi vào không phận và quyền kiểm soát của Việt Nam chúng ta.
Trả lờiXóaThật là quá vô lý, sao Malaisia lại có thể đổ lỗi cho Việt Nam chúng ta trong sự việc mất máy bay của chính đất nước này. Trong việc này Việt Nam chúng ta đã có những hành động và việc làm đúng với những quy định của pháp luật quốc tế. Phải chăng Malaysia đang không biết làm thế nào để giải quyết vấn đề này nên đổ lỗi lung tung
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục vấp phải sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, truyền thông quốc tế cũng lên tiếng chỉ trích những hành động xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản ngư dân Việt Nam của lực lượng chức năng Trung Quốc, đặc biệt là vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam.
Trả lờiXóaHành động đơn phương của Bắc Kinh là một bước đi sai lầm, làm tổn hại uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế. Đài TNHK đánh giá rằng, xét về mặt chiến lược, với việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt về uy tín và thể diện quốc gia khi bất chấp trật tự và luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaChúng nó có uy tín đâu mà sụt giảm cơ chứ,trung quốc đang ngày càng phải đối mặt với cái sự phản đối và lên án gay gắt của dư luận quốc tế,và điều này đã khiến cho trung quốc gặp bất lợi lớn trên con đường thực hiện tham vọng bành trướng biển đông của chúng,Nếu như trung quốc mà còn ngang ngược làm điều phi lí trên biển đông thì họ sẽ không bao giờ đạt được mục đích của họ đâu.
Trả lờiXóa