Không phải người Trung Quốc nào cũng ủng hộ cách làm khó coi, đáng xấu hổ của nhà cầm quyền Trung Quốc trong các vấn đề ở Biển Đông.
Đài Loan thẳng thừng tuyên bố không hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề liên quan Biển Đông. Hơn thế nữa, Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Andrew Hsia ngày 19/5 tuyên bố, hòn đảo này sẽ không bao giờ cho phép tàu quân sự Trung Quốc vượt qua ranh giới biển, xâm phạm các vùng lãnh hải của họ.
Ông Andrew Hsia cũng tuyên bố, Bộ Quốc phòng Đài Loan đang theo dõi chặt chẽ các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc cũng như các tàu công vụ của chính phủ Bắc Kinh và sẽ không cho phép các tàu này vượt qua đường ranh giới tại eo biển Đài Loan.
Vị quan
chức này đưa ra tuyên bố trên nhằm phản đối kế hoạch của cơ quan giao thông và
thông tin Đài Loan cho phép các tàu Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Đài
Loan. Nhưng cơ quan này lại khẳng định kế hoạch đã loại trừ các tàu quân sự
Trung Quốc và tàu cá Trung Quốc.
Ông Hsia
khẳng định Đài Loan chỉ cho phép tàu chở hàng và tàu chở hành khách Trung Quốc
hoạt động trong khu vực giới hạn trong vùng biển Đài Loan và cấm tất cả các
loại tàu quân sự và tàu cá Trung Quốc vì những tàu này đe dọa an ninh Đài Loan.
Đài Loan không muốn phụ thuộc Trung Quốc bao giờ cả. Họ là vùng lãnh thổ.
Trả lờiXóaKhông cần biết họ thế nào, không a dua theo bành trướng là ok
Trả lờiXóaCó nhiều người không theo Trung Quốc thì tốt. Phải bảo vệ lẽ phải chứ!
Trả lờiXóaThế giới bất bình vì hành động ngang ngược của Trung Quốc, các nước đều lên tiếng, tất nhiên là theo các mức độ khác nhau.
Trả lờiXóaMỹ là quốc gia đầu tiên bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng trên Biển Đông ở nhiều cấp và được lặp lại nhiều lần, thể hiện mối quan tâm của nước này trong sự việc.
XóaNhật bản cũng là quốc gia dị ứng kinh khủng với các hoạt động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông. Nhật phản ứng liên tiếp về chuyện này.
Trả lờiXóaMong có nhiều người dân Trung Quốc phản đối cái sai của Chính phủ bên họ.
Trả lờiXóaHọc giả Trung Quốc nhiều người đưa ra phân tích rằng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Những người làm khoa học khách quan họ không ủng hộ cái sai.
Trả lờiXóaĐây này http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/hoc-gia-trung-quoc-can-ton-trong-them-luc-dia-cua-cac-nuoc-2987334.html
XóaTrong bài viết đăng trên blog cá nhân tối qua, học giả Lý Lệnh Hoa cho biết phóng viên của Hoàn cầu Thời báo, phụ san của báo đảng Trung Quốc, gọi điện phỏng vấn ông về cách nhìn nhận tình hình ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông hiện nay.
Ông Lý sau đó chia sẻ thẳng thẳn quan điểm của mình với phóng viên. "Trung Quốc là quốc gia tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Do đó, Trung Quốc cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển", vị học giả thuật lại trên blog cá nhân.
Ông Lý còn khẳng định rằng đây là quan điểm xuyên suốt của ông, được trình bày ở nhiều bài viết là diễn đàn khác nhau, hy vọng phóng viên có thể xem và tiếp tục trao đổi sâu hơn về quan điểm này.
Có nhiều người dân Trung Quốc chân chính không ủng hộ cách làm hèn mạt của TQ. Bản chất người Trung Quốc không phải tẩt thảy đều xấu.
Trả lờiXóaTờ South China Morning Post cuối tháng 4 đăng bài bình luận của Phó giáo sư Mike Rowse thuộc đại học Trung văn Hong Kong cho rằng, lập trường của Trung Quốc không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế. Thậm chí ngay cả những nước mà Trung Quốc coi là bạn cũng kiên quyết phản đối tuyên bố chủ quyền trên.
Trả lờiXóaTheo ông, cái gọi là đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền hầu hết Biển Đông không thể đứng vững trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Ngoài ra về mặt địa lý, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần với Việt Nam hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục.
Nhà báo, nhà bình luận người Hong Kong (Trung Quốc) Philip Bowring viết như trên trong bài “Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc trên biển Đông” đăng trên báo South China Morning Post của Hong Hong hôm 18/5.
XóaBài báo viết: Bắc Kinh không chỉ “nhe nanh” bành trướng với Việt Nam và Philippines, giờ họ cũng đã đẩy Indonesia từ vị trí như một điều phối viên giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á thành đối thủ.
Hai lần trong các tháng gần đây, Indonesia cáo buộc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên một phần bán đảo Natura của họ. Làm sao có thể gọi là một sự “trỗi dậy hòa bình” khi quấy rối cả những nước láng giềng với dân số hơn 400 triệu?
tất cả người dân trên thế giới ngay cả những người dân trung quốc cũng không công nhân Hoàng sa là của trung quốc mà họ công nhân Hoàng sa là của Việt nam và người dân trên thế giới cả những người dân trung trung quốc cũng không đồng ý với những hành động của trung quốc trên vùng biển của Việt Nam thế nên trung quốc hãy chấm rút ngay hành động không được mọi người đồng ý này lại nếu trung quốc vẫn tiếp tục hành động thì trung quốc sẽ đi nược lại với thế giới và trung quốc sẽ bị trả giá đắt cho hành động của mình
Trả lờiXóa