Tàu TQ hoạt động trái phép ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 |
Bài viết
của tác giả Dmitry Mosyakov - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc
và châu Đại Dương, thuộc Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm KH Nga đăng trên
tạp chí “Thế giới đa cực" cho thấy Trung Quốc có nhiều mưu đồ khi đưa giàn
khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam.
Dưới đây
là tóm lược nội dung bài viết.
Tình
hình ở khu vực Hoàng Sa đang trở nên đáng lo ngại. Một số hình ảnh cho thấy,
các tàu Trung Quốc đâm vào tàu của Việt Nam. Đã có khoảng 10 người bị
thương xung quanh vụ việc.
Bắc Kinh
còn tuyên bố rằng tất cả khu mặt nước này thuộc về Trung Quốc và cấm bất kỳ tàu
nước ngoài nào tiếp cận vào khu vực phạm vi 5 km xung quanh giàn khoan.
Không
còn nghi ngờ, hành động của TQ đang phá hoại nền hòa bình trong khu vực.
Trong
Hội nghị cấp cao ASEAN 24 diễn ra ngày 11/5 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng tuyên bố rằng, các hành động của Trung Quốc tại biển Đông là cực kỳ
nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.
Trước
đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi kế hoạch triển khai (trái phép) giàn khoan Hải
Dương 981 của TQ trong vùng biển của Việt Nam là đi ngược lại luật pháp quốc
tế. Nhưng bất chấp những cảnh báo này, Trung Quốc tiếp tục làm nóng tình hình ở
khu vực khi phô trương sức mạnh quân sự với việc liên tiếp cho máy bay không
quân của mình bay trên các tàu của Việt Nam ở độ cao 800-900 m..
Rõ ràng,
Trung Quốc đang đe dọa lực lượng chấp pháp của Việt Nam bằng sức mạnh và khả năng quân
sự để ép họ từ bỏ bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
Để biện minh
cho chính sách của mình, Bắc Kinh tuyên bố rằng, “việc sở hữu quần đảo Hoàng Sa
cho Bắc Kinh quyền khai thác thềm lục địa của nó”. Ở đây, chính quyền Trung
Quốc đã quên rằng, không một ai trên thế giới công nhận quần đảo Hoàng Sa là
lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo này vào tháng
1/1974 bằng xâm lược quân sự.
Sự xuất
hiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa là sự
tiếp tục của hành động xâm lược kiểu này.
Khi phân
tích tất cả những sự kiện, đặt ra câu hỏi tại sao chính quyền Trung Quốc quyết
định gây bất ổn tình hình một cách nghiêm trọng như vậy trong thời điểm này, và
đặc biệt, họ đạt được những gì.
Thoạt
đầu, câu trả lời có vẻ rất rõ ràng - họ muốn đánh chiếm và hợp pháp hóa lãnh
thổ Việt Nam trên biển Đông, họ hy vọng sẽ tìm kiếm được dầu ở đó để phục vụ
cho lợi ích của mình.
Tuy
nhiên, đây chỉ là nhận định ban đầu. Trong tất cả các sự kiện này đều hàm chứa
một mưu đồ thứ hai sâu xa hơn, có liên quan tới cả cấu trúc quan hệ quốc tế tại
khu vực. Bắc Kinh đặt cược vào vấn đề này còn cao hơn, vì vậy họ chấp nhận nguy
cơ bất lợi trong xung đột hiện nay. Bởi vì tại vị trí giàn khoan không có dầu
và không biết liệu có hay không.
Bản thân
trong các vấn đề trên trường quốc tế, Trung Quốc đã làm nhiều việc để các nước
ASEAN sẽ phản ứng có chừng mực xung quanh các sự kiện này. Một vài nhà quan sát
cho rằng, những phản ứng (của ASEAN) đối với các hành động của Trung Quốc là
không thật sự mạnh mẽ, trong đó kêu gọi hai bên kiềm chế và không để tình hình
tiếp tục leo thang.
Nhưng
nếu quan sát những cuộc thảo luận trong Hội nghị cấp cao ASEAN vào ngày 11/5
vừa qua thì nhận thấy rằng, các nước ASEAN đã lên án chính sách của Trung Quốc
và họ đứng về phía Việt Nam.
Về phía
Mỹ, các hành động mang tính xâm lược của Bắc Kinh có thể khiến các nước ASEAN
sẽ ngày càng quan tâm tới sự hỗ trợ từ phía Mỹ.
Chính vì
vậy, vài ngày trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra tuyên bố, trong đó vấn đề trên
biển Đông được diễn tả như “một sự kiện mang tính khiêu khích và đe dọa tới ổn
định của toàn khu vực”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thông báo với Ngoại
trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng, Washington quan ngại sâu sắc về sự phát
triển các sự kiện và các hành động của phía Trung Quốc.
Có thể
thấy rõ là trong lúc vẫn chưa tìm được gì, thì Trung Quốc đã sa vào một tình
thế phức tạp, khi mà hầu như khắp nơi trên thế giới đều có đánh giá tiêu cực về
những hành động của họ. Liên quan đến điều này, nhiều nhà quan sát không loại
trừ rằng, cơ sở cho những hành động của Trung Quốc nằm ở vấn đề chính sách đối
nội.
Ở khía
cạnh khác, còn có những lý do giải thích cho những hành động gây hấn gần đây
của Trung Quốc. Đặc biệt có khả năng rằng, cơ sở của những hành động này là một
kế hoạch nhằm tạo ra tình hình xung đột Trung Quốc - Việt Nam ngay trước
thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin.
Hiện Nga
đang ở trong tình hình phức tạp trước các mối đe dọa phong tỏa và cấm vận từ
phương Tây và việc Nga phải quan tâm phát triển quan hệ với Trung Quốc là rất
rõ ràng. Lợi dụng tình hình này, hoàn toàn có khả năng các nhà chính trị Trung
Quốc đang tính toán phá hoại quan hệ của Nga với người bạn cũ, đồng minh truyền
thống là Việt Nam.
Nếu như vậy, kế hoạch này là rất nguy hiểm và không được phép để nó xảy ra.
Bài gốc ở đây
tất cả bằng chứng trong lịch sử tồn tại hiện nay và được công nhận thì đều nói hoàng xa không phải là của trung quốc mà hoàng sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam thế nên hành động của trung quốc là không tôn trọng luật pháp quốc tế và xâm phạm đến chủ quyền của Việt nam nên phía trung quốc hãy chấm rứt ngay hành động của mình lại không trung quốc sẽ bị trả giá về hành vi của mình gây ra
Trả lờiXóa