Bài viết từ tháng 7/2013, nhưng mà vẫn có
giá trị cho nhiều người. Là ý kiến của người làm văn nghệ, đăng trên tạp chí
Văn nghệ quân đội nhé! Xem bài gốc ở đây.
Cách
nay hơn một chục năm trên mạng hải ngoại Talawas có đăng tải một tập thơ của
Nguyễn Quốc Chánh có tên Của căn cước ẩn dụ.
Liền sau đó người ta thấy tập Mở miệng
của bốn người là Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán được in dạng photocoppy
và post lên các trang webcá nhân. Năm người vừa nói là những tác giả của nhóm
Mở miệng và hai tập thơ vừa nói là thơ được làm theo lối “trường phái” Mở miệng.
Hiện tượng
thơ “quái dị” và không bình thường này đã bị nhiều tờ báo lúc bấy giờ phê phán.
Sự việc tưởng đã “chìm xuồng” và rơi vào quên lãng nếu không có một quyển luận
văn thạc sĩ văn học với những quan điểm rất “sốc”, tán dương hết lời nhóm
thơ này. Ấy là cuốn luận văn có tên Vị
trí của kẻ bên lề: Thực hành của nhóm thơ Mở miệng từ góc nhìn văn
hóa của Đỗ Thị Thoan (tức Nhã Thuyên) do PGS-TS Nguyễn Thị Bình hướng dẫn hiện
đang được lưu trữ tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mang ký hiệu
V-LA1/4784; đồng thời được phát tán dưới hình thức “tờ rơi” photocoppy.
Trong bản
luận văn tác giả Đỗ Thị Thoan xác nhận: Các
tác phẩm được khảo sát là những tập thơ cá nhân và nhóm của các thành viên Mở
miệng, cùng những người đồng chí hướng ban đầu được photo với số lượng ít, sau
đó được một nhà xuất bản “vỉa hè” có tên là Giấy vụn xuất bản (tr. 17). Chỉ bằng chi tiết này các ấn phẩm của Mở miệng
đã phạm luật xuất bản của Việt Nam
bởi theo như Luật xuất bản hiện hành tại điều 10 ghi rõ: Nghiêm cấm thực hiện
các hành vi sau đây:
1)
Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép
xuất bản;
2)
Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản
thảo
tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
3) In
lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
4)
Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu.
Điều 22
của Luật này còn ghi rõ: khi in báo chí, phát sóng chương trình phát thanh,
truyền hình, đưa báo điện tử lên mạng thông tin máy tính cơ sở in có trách
nhiệm thực hiện hợp đồng, bảo đảm thời gian phát hành của báo chí; không in báo
chí không có giấy phép, không được in lại tác phẩm báo chí đã có lệnh cấm lưu
hành của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Ấy là
về tính phi pháp của các tác phẩm thơ của nhóm Mở miệng. Vậy mà tác giả của bản
luận “Vị trí của kẻ bên lề…” lại chọn những sáng tác mà chính bản luận văn đã
viết: “cho đến nay vẫn không được thừa nhận chính thức”…, và vẫn bị bạn đọc
đông đảo “nhìn nhận với con mắt kiêng dè, xa lánh, vì không chính thống” làm đề
tài luận văn sau đại học và được những người có trách nhiệm ở Khoa Ngữ văn ĐHSP
Hà Nội chấp nhận và đánh giá cao?
Chưa
bàn về nội dung “Khác” và “Chống” của thơ Mở miệng mà bản luận văn cổ xúy, ở
đây chỉ bàn về khái niệm samizdat mà
Đỗ Thị Thoan rất hào hứng luận bàn. Samizdat
là gì?. Là “xuất bản và phát hành văn chương bí mật, không chính thức”, là “tự
xuất bản” như tác giả của bản luận văn xác nhận. Theo đó, chị hết lời đề cao
những vần thơ in dưới dạng “các loại tờ bướm, các tập thơ chỉ gồm những bài thơ
được thiết kế đơn giản photo và dập ghim”, cùng với sự “tập hợp nhóm mang tính
phản ứng mạnh mẽ hơn”…
Tự xuất
bản kiểu ấy tức là bất chấp luật. Nước nào cũng vậy, nhà nào cũng vậy, xưa đã
vậy mà nay vẫn vậy. Nhà có gia phong, nước có quốc pháp. Nước ta hiện nay chưa
cho phép tư nhân mở nhà xuất bản, chưa có nhà xuất bản tư nhân. Tự xuất bản và
phổ biến in ấn là trái pháp luật!. Trong lúc cả nước ta đang phấn đấu “sống và
làm việc theo pháp luật” thì tác giả bản luận văn lại cổ vũ, tung hô những việc
làm trái với luật, cụ thể ở đây là Luật xuất bản
Ngoài nội
dung tác giả gọi là “Khác”, là “Chống”; là “đổi mới, cách tân” thơ bằng nghệ
thuật thơ bế tắc, lập dị và bằng thủ pháp giễu nhại để vu cáo, xuyên tạc, bôi
nhọ… nhằm hạ bệ các thần tượng, giải thiêng lãnh tụ và các danh nhân, bôi bẩn
các giá trị lịch sử-văn hóa của dân tộc, xúc phạm tình cảm của hàng triệu đồng
bào ta đang bị dư luận phê phán. Ở đây, chỉ bằng việc vi phạm Luật xuất bản
cũng đủ để các bài thơ của nhóm Mở miệng bị phê phán và “thu hồi tiêu hủy” rồi.
Ấy là chưa nói tới các biện pháp mạnh mẽ hơn…
Tóm lại,
tác giả bản luận văn Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ
góc nhìn văn hoá đã mượn một góc nhìn gọi là “góc nhìn văn hóa” để khảo sát một
hiện tượng văn học, nhưng thực chất để tung hô, cổ xúy cho những việc làm của
một số rất ít người viết đang đứng ở bên lề cuộc sống và văn chương đất nước.
Hoàng Thụy Lâm
Vi phạm pháp luật thì sao có thể cổ xúy được!
Trả lờiXóaVăn thơ thô kệch, tục tĩu mà khen, mà tâng bốc thì hết chỗ nói. Bó tay với loại cô giáo này.
Trả lờiXóaKhông chấp nhận được luận như kiểu như thế này. Nghiên cứu khoa học không phải là thứ tung lên mạng tuyên truyền vì mục đích bôi nhọ, hay cổ xúy cái xấu
Trả lờiXóaNhã Thuyên đã có mầm mống phản động trong các bài giảng trên lớp, không phải chỉ trong luận văn đâu.
Trả lờiXóaVậy sao? Thế thì có nghĩa là cô này có mục đích chính trị rồi. Không biết làm cho ai?
XóaMùi chính trị rõ ràng!
XóaNếu cấu thành tội tuyên truyền chống phá, lật đổ chính quyền thì xử lý luôn. Để làm gì, đau đầu mệt óc
Trả lờiXóaLãnh đạo ĐHSP cũng phải chịu trách nhiệm về việc quản lý cán bộ. Cũng phải nhận hình thức xử lý kỷ luật về trách nhiệm lãnh đạo.
Trả lờiXóaĐúng. Ai lại để cho khoa làm loạn bậy như vậy. Cái sảy nảy cái ung là đây chứ đâu?
XóaChuyện xảy ra lâu, nay mới giải quyết làm cho mọi sự lại thêm phức tạp. Có trách nhiệm Ban giám hiệu nhà trường trong việc này.
Trả lờiXóa