Ngày
5.2, Mỹ kêu gọi Trung Quốc làm sáng tỏ và điều chỉnh lại các đòi hỏi chủ quyền
của nước này ở Biển Đông, đồng thời hối thúc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho
một trong những điểm nóng có nguy cơ ngày càng lớn của châu Á này.
Trong khi
căng thẳng đang ở mức cao do Bắc Kinh áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)
bao trùm quần đảo mà Nhật Bản quản lý trên Biển Hoa Đông, thì người ta ngày
càng quan ngại về một cuộc đọ sức mới trong cuộc tranh chấp riêng rẽ ở Biển
Đông.
Đề cập
đến những tranh chấp này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và
Thái Bình Dương Daniel Russel đã thách thức cái gọi là “đường 9 đoạn” của Bắc
Kinh thể hiện các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên phần lớn Biển
Đông.
Ông Russel
cho rằng các tuyên bố hàng hải theo luật pháp quốc tế cần dựa trên đặc điểm đất
đai.
Ông
nói: “Bất cứ đòi hỏi nào của Trung Quốc đối
với quyền hàng hải mà không dựa trên các đặc điểm đất đai được tuyên bố đều
không phù hợp với luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể nêu bật sự tôn trọng
luật pháp quốc tế của mình bằng việc làm sáng tỏ hoặc điều chỉnh lại đòi hỏi
của họ cho phù hợp với luật biển quốc tế”.
Ông
Russel đồng thời ủng hộ quyền của Philippines đưa tranh chấp với
Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật biển của Liên hợp quốc như một phần của nỗ
lực tìm kiếm giải pháp “hòa bình phi cưỡng bức”.
Tuy
nhiên, biện pháp này đã bị Trung Quốc bác bỏ trong năm ngoái.
Theo
ông Russel, việc Trung Quốc không làm sáng tỏ các đòi hỏi của họ ở Biển Đông đã
tạo ra sự bất định trong khu vực và hạn chế triển vọng đạt được giải pháp đồng
thuận hay các thỏa thuận phát triển chung công bằng.
Những
bình luận của ông Russel thể hiện lập trường ngày càng quyết liệt của Mỹ ở Biển
Đông.
Năm
2010, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton tuyên bố rằng tự do đi lại
là một lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông, tuyến vận chuyển hơn một nửa khối
lượng hàng hóa thương mại của thế giới.
Trước
đó, tháng 12/2012, ngay cả học giả nổi tiếng Trung Quốc cũng phản đối. Trong
bài viết "Trung Quốc không nên nhắcđến đường 9 đoạn trong vấn đề biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)" được
đăng trên trang cá nhân Sina Weibo,
học giả Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu lâu năm về biển và luật biển, một lần nữa
phản đối việc Trung Quốc dùng "đường lưỡi bò" làm cơ sở để giải quyết
những tranh chấp trên Biển Đông với các nước láng giềng.
Ngoài
việc vẽ bản đồ vô lý trên hộ chiếu, các phương tiện truyền thông Trung Quốc
cũng đang đi theo hướng sai lầm khi ủng hộ và công nhận "đường lưỡi
bò", ông Lý nhận định. Ông phản bác bài xã luận trên Hoàn cầu Thời báo ngày 5/12 về việc khai
thác dầu mỏ trong phạm vi đường 9 đoạn, cho rằng bài xã luận này chỉ gây phiền
phức và rối ren cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Ông cũng nói
rằng sách của tác giả thuộc Bộ Ngoại giao mới xuất bản năm 2011 và quan điểm
trong hội nghị về Luật biển trong năm ngoái của các học giả Trung Quốc không
công nhận tranh chấp, cho rằng các quần đảo trong phạm vi đường 9 đoạn đều
thuộc quyền lợi của nước này, đều là những quan điểm sai lầm.
Xem ra cái ngày đường 9 đoạn biến mất khỏi bản đồ không còn xa. Bởi lẽ, tất cả mọi người đều thấy rõ tính phi lý, ngang ngược và vô lý của nó.
Không thể nào tồn tại cái thậm vô lý như thế, không thể nào!
Xem ra cái ngày đường 9 đoạn biến mất khỏi bản đồ không còn xa. Bởi lẽ, tất cả mọi người đều thấy rõ tính phi lý, ngang ngược và vô lý của nó.
Không thể nào tồn tại cái thậm vô lý như thế, không thể nào!
Đường 9 đoạn này không ai chấp nhận nổi. Vô lý đùng đùng ra. Bây giờ Mỹ lên tiếng vì nó ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của các nước trong khu vực.
Trả lờiXóaÔng Lý Lệnh Hoa là một học giả chân chính, khoa học đúng đắn.
Trả lờiXóaCác nước trong khu vực đều phản đối TQ với 9 khúc đoạn, chỉ mình họ ngang ngược. Thế nên bên ngoài người ta có ý kiến thôi.
Trả lờiXóaTheo Thời báo Hoàn Cầu, sau khi đuổi Quốc dân Đảng ra khỏi đại lục, năm 1953 Chính phủ CHND Trung Hoa đã phê duyệt cắt bỏ hai đoạn ở vịnh Bắc bộ của Việt Nam để biến “đường 11 đoạn” thành “đường 9 đoạn” nhưng không nêu rõ lý do. “Đường 9 đoạn” này cơ bản giống với “đường 11 đoạn” của Trung Hoa dân quốc, chỉ có điều là nó tham lam hơn, “liếm” sát Việt Nam, Malaysia và Philippines hơn.
Trả lờiXóaTờ báo này thừa nhận Chính phủ Trung Quốc từ trước tới nay chưa hề “giải thích” hay nói rõ cho cộng đồng quốc tế về sự tồn tại của “đường 9 đoạn”. Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã thừa nhận tính vô pháp lý của cái gọi là “đường lưỡi bò” trên trường quốc tế. Thế mà giờ đây họ cứ đem cái “sản phẩm tượng trưng” này ra để làm bằng chứng “thuyết phục” về yêu sách chủ quyền vô lý của họ ở biển Đông.
Như vậy căn cứ pháp lý cuối cùng mà Trung Quốc viện dẫn của đường 9 đoạn đã bị thực tế và chính những tài liệu của họ bác bỏ. Chỉ còn bộ mặt thật của những kẻ âm mưu bành trướng dùng mọi thủ đoạn từ lừa dối đến trắng trợn để chiếm đoạt lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng cũng chính lịch sử hàng nghìn năm qua đã khẳng định: Không có kẻ thù nào có thể khuất phục được dân tộc Việt Nam anh hùng.
"Trung Quốc không nên nhắcđến đường 9 đoạn trong vấn đề biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)" Nói thế này thì khác nào Mỹ phủ nhận Biển Động là của Việt Nam nhỉ? Bọn Hoa kỳ này đúng là cùng một ruộc với tàu khựa cả thôi, chúng chỉ quan tâm tới lợi ích của chúng, còn lại Việt Nam chúng ta chúng chỉ coi như là một thứ để chúng đáp ứng cái nhu cầu ấy mà thôi
Trả lờiXóaKhông phải đâu, ở đây người ta muốn nói là đến sự vô lý của đường 9 đoạn.
XóaCòn chủ quyền thuộc ai là câu chuyện khác. Cái đó theo luật quốc tế.
Tàu muốn chiếm Biển Đông nên tự vẽ tùy tiện lên bản đồ. Thế giới không công nhận điều này.
Trả lờiXóaMỹ có mối quan tâm lớn về tự do hàng hải và tự do thương mại ở Biển Đông nên họ mới lên tiếng. Nếu không, họ đã ngậm miệng ăn tiền.
Trả lờiXóaChứ sao. Nên nhớ là Mỹ rất thực dụng.
XóaĐụng đến quyền lợi và chủ quyền quốc gia thì không có nước nào vì nước nào cả. Quốc gia nào cũng lo làm lợi cho họ thôi.
XóaTheo học giả TQ, nếu như Bắc Kinh khẳng định đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia, thì tại sao sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, trong thời gian 30 năm, Việt Nam đã chiếm hữu đến 30 hòn đảo lớn nhỏ, mà Bắc Kinh không hề nêu ra vấn đề này trong các lần phản đối ngoại giao? Cuối cùng, Biển Đông là tuyến vận tải của hơn 80% hàng hóa chiến lược của khu vực Đông Bắc Á và hơn 40% hàng hóa chiến lược của hầu hết các quốc gia phương Tây và cộng đồng quốc tế khó có thể chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc
Trả lờiXóa