Sau 48 giờ kể từ khi Đoàn đại
biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc làm Trưởng đoàn trình bày
Báo cáo quốc gia trong khuôn khổ cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ
II tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Nhóm làm việc về UPR của Hội
đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva chiều ngày 7-2 đã thông qua báo cáo của Việt Nam
với sự nhất trí cao.
Trước
hết, các đại biểu tham gia hội nghị đã đánh giá cao Việt Nam trong việc chuẩn bị Báo cáo.
Việt Nam đã thực hiện một cách nghiêm chỉnh các khuyến nghị từ Hội nghị kiểm
điểm lần thứ nhất (năm 2009); việc soạn thảo Báo cáo được thực hiện bởi Nhóm
công tác liên ngành gồm các cơ quan thuộc Chính phủ và Quốc hội liên quan trực
tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con người. Trong thời
gian chuẩn bị Báo cáo nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, nhiều công trình nghiên
cứu đã được triển khai ở các cấp, các ngành nhằm xác định những nội dung chủ
yếu, những lĩnh vực ưu tiên,… trong đó có các khuyến nghị mà cộng đồng quốc tế
đã lưu ý trong Hội nghị Báo cáo lần đầu. Không ít ý kiến đã đề cập tới trọng
trách của Việt Nam
với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong nhiệm kỳ, mở đầu từ
năm 2014.
Nhiều
ý kiến cho rằng, Báo cáo của Việt Nam đã cung cấp đầy đủ các thông tin “đa
chiều”; đánh giá cao Việt Nam đã thu hút sự tham gia đóng góp của các cơ quan
Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và của người dân; đã tổ
chức tham vấn, đối thoại nghiêm túc giữa Chính phủ với nhiều bên liên quan
trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam”… Điều này thể hiện rõ sự nghiêm
túc của Việt Nam
đối với Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát-UPR.
Thứ
hai, về những thành quả bảo đảm quyền con người, các đại biểu đánh giá tích cực
việc Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc 96 khuyến nghị tại Hội nghị kiểm điểm
định kỳ năm 2009 trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là
đưa quyền con người vào Chương II, Hiến pháp mới (2013). Có ý kiến đánh giá cao
Việt Nam đã ký “Công ước
chống tra tấn” và mong muốn Việt Nam sớm phê chuẩn Công ước này.
Nhiều đại diện ở các nước đang phát triển đánh giá cao thành quả của Việt Nam
trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững và quan tâm đến các nhóm dễ
bị tổn thương; về đích sớm nhiều Mục tiêu thiên niên kỷ.
Thứ
ba, trên lĩnh vực hợp tác quốc tế, nhiều đại biểu đánh giá cao Việt Nam trong
việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ
và sẵn sàng đối thoại nhân quyền thường niên với các đối tác, đóng góp tích cực
vào cơ chế nhân quyền ASEAN...
Mặc
dù đã đánh giá tích cực đối với Báo cáo của Việt Nam, song các đại biểu Hội
đồng Nhân quyền và đại biểu một số quốc gia tại hội nghị đã nêu nhiều khuyến
nghị. Trong đó có những nội dung cơ bản sau: Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong
việc cải cách tư pháp, pháp luật; thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, báo chí; tự
do tôn giáo; mời thêm các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ tới Việt
Nam và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền của LHQ, trong đó có các Cơ
quan Công ước.
Trưởng
đoàn đại biểu Việt Nam
đã cảm ơn và ghi nhận những khuyến nghị này.
Nhiều
nước cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường chia sẻ kinh nghiệm đổi mới, đảm bảo
quyền của các nhóm yếu thế (như trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người cao
tuổi, dân tộc thiểu số), đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm… trong điều kiện
kinh tế khó khăn.
Đại
diện các nước ASEAN hoan nghênh những đóng góp của Việt Nam vào việc thành lập
và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền, khuyến nghị Việt
Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thực hiện “Tuyên bố Nhân quyền ASEAN”.
Về
phía mình, trưởng đoàn đại biểu Việt Nam chia sẻ quan điểm với nhiều nước cho
rằng: “Các quyền con người là phổ quát, không thể tách rời, phụ thuộc và liên
quan lẫn nhau; việc thúc đẩy và bảo vệ tất cả các quyền và tự do cơ bản của con
người là trách nhiệm hàng đầu của các quốc gia; trong quá trình thực hiện cần
tính đến các yếu tố đặc thù của quốc gia và khu vực, cũng như các hoàn cảnh
khác nhau về lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Trên tinh thần đó, trong những năm vừa
qua, Nhà nước Việt Nam, với việc coi con người là mục tiêu và động lực của mọi
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, luôn nhất quán trong việc bảo đảm và
thúc đẩy các quyền con người, đã chú trọng thực hiện các chương trình kinh tế -
xã hội nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ngày càng tốt hơn
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đồng thời coi trọng việc phát huy
dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy công bằng và an sinh xã hội”.
Việt Nam
cũng thừa nhận rằng, “tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn nhiều khó
khăn thách thức phải tiếp tục phấn đấu giải quyết”. Trong thời gian tới, những
ưu tiên và cam kết trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người tập trung
vào những lĩnh vực sau: “Tăng cường công tác kiện toàn hệ thống pháp luật trên
nguyên tắc phát huy nhân tố con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền và
tự do cơ bản của người dân, bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia hài hòa và phù
hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế. Tập trung các chính sách để tăng khả
năng tiếp cận quyền của các nhóm yếu thế nhất là với hệ thống an sinh xã hội,
nghiên cứu khả năng phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp…Nhận thức về nhân
quyền ở mỗi nước, đặc biệt các nước đang phát triển và phát triển khác nhau,
nên khó tránh được sự khác biệt về đánh giá giá trị nhân quyền…
Quốc
tế ghi nhận và thông qua báo cáo của Việt Nam không trở ngại. Quá trình làm việc
hết sức cởi mở, thẳng thắn và có trách nhiệm, kết quả phiên họp đã tạo thêm vị
thế chính trị, pháp lý quốc tế vững chắc của Việt Nam và làm phong phú thêm
kinh nghiệm để Nhà nước ta tiếp tục bảo đảm tốt hơn nữa các quyền và tự do cơ
bản của nhân dân Việt Nam.
Vậy
là, bao công chống phá, vận động biểu tình gây rối của các nhà zân chủ ở Việt Nam , rồi tiền
của của mấy thế lực bên ngoài bơm cho đám rân oan… tất cả đã đi tong. Có tin
đồn: các nhà zân chủ Việt Nam
đang tăng huyết áp. Có khi đúng vậy rồi!
Không gì ngăn cản được, lẽ phải sẽ thắng!
Trả lờiXóaToi công mấy người đi vận động ăn vạ rồi. hehe
Trả lờiXóaA, Việt Nam muôn năm. Nhất định cũng ta sẽ thắng!
Trả lờiXóavào ngày 17 tháng 9 năm 2007,Andrew Meyer, một sinh viên đặt câu hỏi với nghị viên John Kerry về việc ông nghị viên là thành viên của tổ chức "Skull and Bones". Ngay lập tức lực lượng an ninh đã xin mời sinh viên "được phép" rời khỏi phòng họp và tặng thêm một phát súng điện
Trả lờiXóaMặc cho anh kêu gào "Help" và đặt câu hỏi "Tôi đã làm gì sai?", lực lượng an ninh vẫn nhiệt tình chỉ dậy cho anh biết tự do ngôn luận của nước Mỹ cũng chỉ có giới hạn. Bới móc những viên chức của nhà nước là điều tối kỵ, đụng tới John Kerry lại càng không nên làm. Cho dù ông ta tham gia tổ chức nào, là tội phạm chiến tranh thời sang Việt Nam thì ông ta vẫn là nghị viên, bây giờ là ngoại trưởng và lại thuộc vào hàng "chuột sa chĩnh gạo", lấy được con nhà tỷ phú nên tiền bạc không thiếu để có thể mua được tất cả.
Video: https://www.youtube.com/watch?v=6bVa6jn4rpE
Đó là tự do ngôn luận của nước Mỹ ít người biết được. Trong lớp học hay ở đâu, khi không hiểu gì thì cũng đừng hỏi lại, kẻo sẽ bị đối xử như một kẻ tội phạm nguy hiểm.
Robyn Foster, sinh viên của trường University of Wisconsin tại Milwaukee bị ba cảnh sát bắt đi chỉ vì cô tranh luận với cô giáo về một câu hỏi trong bài thi mà cô không hiểu. Người nữ giảng viên đã gọi cảnh sát
Trả lờiXóatới bắt cô đi vì cáo buộc làm mất trật tự trong giờ học.
Khi cảnh sát yêu cầu cô rời khỏi phòng, cô đã nói
- Nếu thái độ của tôi tỏ ra không tôn trọng thì cho tôi xin lỗi
- Tôi không đi đâu cả. Tôi đã trả tiền để được ở đây. Các vị nói gì vậy?
Giảng viên nói
- Cô phá lớp học và đe dọa các sinh viên khác
- Không, tôi không làm điều đó.
Xem video này sẽ thấy ba cảnh sát vật ngã cô xuống nền nhà và khóa tay trong khi một cảnh sát khác đè đầu gối lên gáy của cô.
Video: https://www.youtube.com/watch?v=S-KFA1U8iOw
Đấy, người ta tự do thế đấy!