Việt
Nam cũng như các quốc gia khác luôn có những vấn đề về nhân quyền phải giải
quyết, chẳng hạn như tình trạng phân hóa giàu nghèo, hay một số cán bộ, công
chức nhà nước dựa vào quyền lực, vị trí công tác, xâm phạm lợi ích của người
dân, tham nhũng, tham ô… Nhưng để đánh giá một quốc gia, một nhà nước qua lăng
kính kỳ thị đối với chế độ chính trị và chỉ căn cứ vào những vụ việc của cá
nhân, mà không nhìn nhận những quyền và lợi ích của cả xã hội thì đó là một sự
ngộ nhận về khoa học, sai lầm về chính trị.
Về
phân biệt giàu nghèo
Kết quả cuộc khảo sát mới nhất của các nhà kinh tế tới từ các
trường Đại học Californa, Berkeley, Trường Kinh tế học Paris và Đại học Oxford,
cho thấy khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ đang “giãn rộng” hơn bao giờ hết. Nhà phân
tích Emmanuel Saez của Berkeley
khẳng định: trên thực tế, năm 2012, thập phân vị ở Mỹ đạt 50,4%, cao hơn nhất
kể từ năm 1917, thậm chí vượt qua cả năm 1928.
Năm 2011, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từng
thông báo, Mỹ cùng với Chile, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ là bốn nước có mức độ thu
nhập bất bình đẳng cao nhất trong số 29 nền kinh tế của OECD. Các chuyên gia
kinh tế cho rằng bất bình đẳng tiền lương là nguyên nhân chính dẫn tới sự chênh
lệch trong thu nhập của người Mỹ tăng cao.
Theo một báo cáo vừa được tổ chức
viện trợ và phát triển toàn cầu Oxfam công bố: Một
cuộc thăm dò tại 6 quốc gia gồm Tây Ban Nha, Brazil , Ấn Độ, Nam Phi, Anh và Mỹ
cho thấy, phần đông mọi người tin rằng, luật pháp thiên về làm lợi cho người
giàu
Về nạn
tham nhũng
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) có trụ sở tại Berlin cho
biết: Gần 70% các quốc gia trên toàn thế giới được cho là có "vấn đề
nghiêm trọng" với nạn tham nhũng và không một nước nào trong số 177 quốc
gia được giám sát trong năm nay có được chỉ số nhận thức tham nhũng hoàn hảo.
Về
quyền tự do ngôn luận
Quyền
tự do ngôn luận, báo chí của người dân đã có những tiến bộ đáng kể. Không kể
báo chí trong nước luôn có sự tăng trưởng lớn về số lượng và với diện phủ sóng
hiện nay, người dân Việt Nam đã được tiếp cận với gần 80 kênh truyền hình nước
ngoài, trong đó có những kênh được phát rộng rãi trên thế giới như CNN, BBC,
Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia Network... Tất cả các hãng thông tấn và
báo chí lớn của thế giới đều đến với người dân Việt Nam thông qua mạng internet
như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN, Kyodo, Economist, Financial Times... Hiện
nay đã có 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam,
nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi
tại Việt Nam. Và điều quan trọng hơn, báo chí Việt Nam ngày nay không chỉ là diễn đàn
của nhân dân, mà còn đóng vai trò giám sát xã hội. Nhiều cán bộ, đảng viên,
công chức thoái hóa, biến chất; nhiều vụ tham nhũng đã bị báo chí phát hiện, bị
đưa ra truy tố, xét xử trước pháp luật và bị công luận lên án, như vụ
“nhân bản” phiếu xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội); vụ phát hiện
Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn lấp thuốc hóa học độc hại… đều có vai
trò của báo giới. Không chỉ đóng vai trò phát hiện, báo chí ngày nay còn chỉ rõ
cơ quan, tổ chức, thậm chí chức danh phải chịu trách nhiệm về vụ việc.
Về
quyền tự do tín ngưỡng
Quyền
tự do tín ngưỡng tôn giáo chẳng những được Nhà nước tôn trọng mà còn tạo cơ hội
thuận lợi và giúp đỡ để người dân có điều kiện hưởng thụ đầy đủ các quyền của
mình. Đặc biệt, năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo đã thành công tốt đẹp và
lễ bế mạc có sự tham dự của 50 giám mục, trong đó có 6 giám mục là người nước
ngoài, 1000 linh mục, 2000 nam nữ tu sĩ và gần 500.000 lượt giáo dân. Năm 2011
cũng là năm kỷ niệm 100 năm đạo Tin lành vào Việt Nam với nhiều hoạt động kỷ
niệm lớn được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều chức
sắc, tín đồ Tin lành trên cả nước và đại biểu Tin lành người nước ngoài...
Việt Nam cũng đã có
chính sách quan tâm đặc biệt đến các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, đặc biệt là
trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2011 - 2012, Nhà nước đã chi
22.303 tỷ đồng (hơn 1 tỷ đô-la Mỹ) để hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho trẻ em,
người nghèo. Trong hai năm qua, đã có 29 triệu lượt người nghèo, người dân tộc
thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Nhà nước cũng chi 11.844 tỷ đồng
(hơn 500 triệu đô-la Mỹ) để thực hiện chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo, như miễn giảm học phí cho con hộ nghèo, hộ chính sách, trợ cấp
học bổng, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ đến 5 tuổi.
Còn
nhiều điều nữa, không thể kể hết. Tiếc rằng, một số tổ chức, cá nhân đã ngộ
nhận, thiếu khách quan khi nói về tình hình nhân quyền Việt Nam . Đó là cách
nhìn phiến diện và chứa đựng mưu đồ chính trị xấu.
Thành tựu nhân quyền nhiều như vậy mà vẫn kêu sao?
Trả lờiXóaCái này thuộc về phản ứng có sẵn của những người thiếu thiện chí với Việt Nam và những kẻ muốn chống phá Việt Nam. Tức là, có làm tốt họ cũng cứ kêu!!
Trả lờiXóaNhân quyền ở nhiều nước cũng có khá gì hơn đâu. Ngay như Mỹ, cũng bị kêu là mất nhân quyền nghiêm trọng. đấy thôi.
Trả lờiXóaVụ nghe lén của Snowden ầm ĩ cả thế giới, vụ nhà tù bí mật khắp nơi... Mỹ vi phạm nhân quyền đầy!
XóaViệt Nam và một số nước mà Mỹ đang muốn can thiệp đều bị vu cho là vi phạm nhân quyền. Vậy giải thích gì?
Trả lờiXóaCó những quan điểm khác nhau trong một số vụ việc nhân quyền. Có gì để bắt buộc nước này phải hiểu theo đúng cách nước khác? Ai là chuẩn mực?
Trả lờiXóaMỹ đặt ra tiêu chuẩn kép. Đối với họ thì thế này là nhân quyền. Nhưng đối với các nước khác thì lại là vi phạm. Ngang ngược óai ăm thế!
XóaDân chủ, nhân quyền là 2 lá bài Mỹ giơ ra để làm trò ảo thuật. Trò cũ quá, không ai muốn tin nữa.
Trả lờiXóaCũ nhưng nó như cái răng sâu nhức nhối!
XóaChỉ có mấy đám phản động gây rối bày trò "bức xúc" trong vấn đề nhân quyền.
Trả lờiXóa