Công
văn thông báo quyết định dừng tuyển sinh đối với 207 ngành trình độ ĐH của 71
cơ sở đào tạo từ năm 2014 vừa được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ký ngày hôm
qua, 25-1.
Năm
2013 là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức rà soát điều kiện bảo đảm chất lượng một
cách hệ thống toàn bộ các ngành đào tạo ĐH trong cả nước. Có hơn 2.400 ngành
đào tạo ĐH và hơn 1.200 ngành đào tạo CĐ trong 242 cơ sở giáo dục ĐH đã được rà
soát toàn bộ đội ngũ, xem xét có bảo đảm đúng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ
GD-ĐT. Từ sự rà soát kỹ lưỡng này, Bộ GD-ĐT đã quyết định dừng tuyển sinh đối
với 207 ngành trình độ ĐH của 71 cơ sở đào tạo từ năm 2014 do không đáp ứng
điều kiện quy định về đội ngũ giảng viên.
Trong
danh sách 71 cơ sở giáo dục ĐH có ngành đào tạo ĐH bị dừng tuyển sinh năm 2014
xuất hiện tên của nhiều trường ĐH lớn. ĐH Quốc gia TP.HCM có đến bốn ngành bị
dừng tuyển sinh: ngành hải dương học (Trường ĐH Khoa học tự nhiên); ngôn ngữ
Tây Ban Nha, Hán Nôm, ngôn ngữ Ý (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn).
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có tám ngành bị dừng tuyển sinh gồm: toán học, văn
học, hóa học, sinh học, tâm lý học, giáo dục công dân, sư phạm mỹ thuật, công nghệ
thông tin. Trường ĐH Y dược TP.HCM có ba ngành bị dừng tuyển sinh: kỹ thuật y
học (hình ảnh), kỹ thuật phục hình răng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng.
Trường ĐH Hà Tĩnh có đến 14 ngành bị dừng tuyển sinh trong năm 2014.
Ngoài
các ngành đào tạo ĐH, Bộ GD-ĐT cũng cảnh báo 296 ngành cao đẳng thuộc 74 cơ sở
đào tạo trình độ ĐH không bảo đảm điều kiện về đội ngũ giảng viên. Những ngành
bị cảnh báo này nếu không được bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu kịp thời trong
năm 2014 thì sang năm 2015 cũng sẽ bị dừng tuyển sinh.
Hiện
tại, với quy định mở ngành ĐH, nhà trường phải bảo đảm có đội ngũ giảng viên cơ
hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong
đó có ít nhất một giảng viên có trình độ tiến sĩ và ba giảng viên có trình độ
thạc sĩ đúng ngành đăng ký. Với ngành đào tạo trình độ CĐ, điều kiện đội ngũ
cũng phải bảo đảm có ít nhất bốn giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành
đăng ký. Theo ông Ga, toàn bộ những ngành bị dừng và bị cảnh báo đều không bảo
đảm được điều kiện tối thiểu này.
Trường
Đại học Hà Tĩnh có 16 mã ngành đào tạo thì bị dừng tuyển sinh 14 ngành, chỉ còn
được đào tạo 02 ngành!
Các Cụ Rùa ở Văn Miếu năm nay có thể sẽ nhận được nhiều lời khẩn cầu hơn nữa của các thí sinh, nhất là các thí sinh thi vào 207 ngành học bị cắt, vì cuộc đua sẽ cam go hơn ở những trường vẫn được phép tuyển sinh các ngành này. Âu cũng là cuộc thi, có đỗ có trượt là đương nhiên. Và quan trọng hơn, cần kiên quyết cắt gọt những phần chưa hoàn thiện để góp phần ổn định xã hội.
Cần kiên quyết để chấn hưng giáo dục. Tôi ủng hộ, thà đau một lần!
Trả lờiXóaCác trương còn ít ngành đào tạo chắc vẫn phải hoạt động vì còn quyền lợi của các sinh viên đang học. Khổ thật, thành lập lắm trường là bất cập rồi.
Trả lờiXóaLúc thành lập cứ cho ra vô tội vạ, bây giờ lại lo khuôn phép lại.
XóaKhông ra sao!
Giáo dục là bài toán khó đang được đưa ra để các nhà quản lý và xã hội giải.
Trả lờiXóaTuy nhiên, đáp án có khi không phải là phương án được chấp thuận. Thế mới thành chuyện.
Chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Trả lờiXóatóm lại là lại khổ sinh viên,đúng là chuyện học hành ,thi đậu vào trường đã khó chọi nhau dẫm đạm nhau mới được suốt học tưởng là xong,nhưng đi học rồi mới biết cổng trường đại học nó khắc nghiệt như thế nào.mà bây giờ đang học mà không còn chỉ tiều thì càng khổ hơn,chỉ tại mấy trương dạy không chịu nâng cấp chau rồi các khoa,khiên cho có bằng sau cũng ra bốn bờ với vỉa hè,bằng thì lót nồi với kê mông ,
Trả lờiXóa