Nếu
mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất toàn bộ quyền kiểm soát đối với một
tuyến đường sinh mệnh rất dài trên biển, tuyến quốc phòng bị thu hẹp,
con đường ra biển của miền Nam Trung Quốc bị bóp nghẹt.
Có
một thực tế rõ ràng là vấn đề Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải)
liên quan tới chủ quyền lãnh thổ, vị trí chiến lược quân sự và lợi ích
kinh tế của Trung Quốc. Tuy Trung Quốc có đương bờ biển dài nhưng tất cả
các yếu hầu giao thông trên biển để Trung Quốc đi ra bên ngoài về hướng
Bắc, Nam và Đông đều không nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc. Tại
Thái Bình Dương, tuyến đảo thứ nhất do Mỹ thiết lập giống như một chiếc
rào chắn kiên cố, ngăn cản mọi nỗ lực tiến ra biển lớn của nước này.
Ở
hướng Bắc, ngoài biển Hoa Đông và Hoàng Hải là 4 hòn đảo chính của Nhật
Bản (Hokkaido, Honsu, Shikoku, Kyushu), quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng
nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản. Ở hướng Đông, từ khu vực
biển phía Đông của Đài Loan có thể trực tiếp tiến vào Thái Bình Dương
nhưng cửa đi ra biển ở hướng này còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Về
hướng Nam, vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa của Việt Nam rất
quan trọng. Biển Đông hiện nay đang nằm trong sự vùng chủ quyền và bị
kiểm soát bởi một số nước Đông Nam Á. Khi xảy ra chiến tranh, cửa biển
này sẽ trở thành cửa sinh tử của chiến lược phong tỏa và chống phong
tỏa, bao vây và chống bao vây. Nếu mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất
quyền kiểm soát đối với tuyến đường sinh mệnh ra biển rất dài và tuyến
quốc phòng của Trung Quốc cũng bị thu hẹp về đảo Hải Nam, con đường ra
biển của toàn bộ khu vực miền Nam Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt.
![]() |
Trung
Quốc rất lo sợ sự can dự của các cường quốc như Mỹ, Nhật vào vấn đề
Biển Đông vì như thế mọi toan tính của họ sẽ đổ vỡ. (Ảnh: Tàu chiến Mỹ)
Chính
vì Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng như vậy nên Trung Quốc đã
bằng mọi thủ đoạn tìm cách khống chế vùng biển này. Nếu thành công,
chiều sâu phòng ngự của quân đội Trung Quốc sẽ được tăng lên đáng kể.
Chiều sâu chiến lược quý báu này không những làm tăng không gian xoay xở
của lực lượng không quân, hải quân Trung Quốc mà còn có ý nghĩa nổi bật
đối với các hành động yểm trợ lực lượng mặt đất, chống lại sự tấn công
bằng đường không chiến lược của cường địch.
Vậy
Trung Quốc sẽ dùng những “bài” nào để đạt được mục đích của mình? Theo
tạp chí “Mirror” (Tấm gương) của Hong Kong, trước tiên Trung Quốc phải
xem xét đến các khả nnawg có cần phải “đánh” (bằng chiến tranh, xung
đột) vào Biển Đông hay không? Dù có thực lực quân đội mạnh hơn tất cả
các nước Đông Nam Á nhưng đây là một việc làm rất mạo hiểm và khó khăn.
Nếu quyết định “đánh”, Trung Quốc phải đảm bảo được chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, nâng cao được lòng tự tôn và tự tin của dân tộc. Thứ hai,
đánh nhưng Trung Quốc phải giành được lượng dầu mỏ rất lớn mà nền kinh
tế nước này đang khát, yếu tố cần thiết cho việc xây dựng kinh tế và
quân sự. Ba là, kiểm soát tuyến đường biển ở Biển Đông, có lợi cho việc
giải quyết vấn đề Điếu Ngư (nơi nước này đang tranh chấp với Nhật Bản).
Bốn là, thông qua chiến tranh, thực lực của hải quân Trung Quốc sẽ được
nâng cao mang đến cơ hội đột phá cho sự phong tỏa của “chuỗi đảo thứ
nhất” đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề Đài
Loan.
Có
điều, Trung Quốc tính được như vậy thì các đối thủ của nó cũng tính
được. Nếu Trung Quốc “bận bịu” với Biển Đông, lập tức các điểm nóng như
Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng sẽ thừa cơ bùng phát và có thể sẽ đẩy
Trung Quốc vào tình thế “xôi hỏng, bỏng không”, vĩnh viễn không bao giờ
có thể đặt chân đến Biển Đông đồng thời mất đi những địa bàn chiến lược
khác.
Theo
phân tích, trong khoảng 10 năm tới, thực lực của hải quân Trung Quốc sẽ
không ngừng được tăng cường và duy trì thế áp đảo với các nước đang
kiểm soát Biển Đông. Nhưng mấy năm trở lại đây, các nước xung quanh Biển
Đông cũng liên tục tăng cường mua sắm trang bị, vũ khí mới, từng bước
áp sát giới hạn của Trung Quốc. “Tới năm 2020, thời gian kiểm soát thực
tế đối với các đảo ở Biển Đông của các nước như Việt Nam sẽ càng dài,
càng có khả năng trở thành một yếu tố quan trọng để sử dụng sức mạnh của
luật quốc tế. Khi đó, Trung Quốc dù có thừa năng lực cũng sẽ không thể
làm được gì nhiều ở Biển Đông nữa”, tạp chí Mirror bình luận.

-Dùng lập pháp để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, tạp căn cứ để hải quân hành động.
- Thực thi chế độ quản lý hành chính, khai thác phát triển tài nguyên dầu khí, xây dựng các lực lượng chấp pháp biển mạnh.
-
Sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, ngăn chặn sự hình thành của liên minh
các nước có tranh chấp, ngăn ngừa cục diện xấu nhất là sự can dự trực
tiếp của các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản…
-
Hợp tác với quân đội Đài Loan, giành lấy Biển Đông, thúc đẩy cơ hội
thống nhất đất nước.Dễ dàng nhận thấy, 3 trong số 4 giải pháp này, Trung
Quốc gần như không có khả năng thực hiện và người ta đang “chờ xem”,
Trung Quốc sẽ giở bài gì tiếp theo đây?
(http://trelangblogspotcom.blogspot.com)
Tâm địa bành trướng nên Trung Quốc không từ bỏ một thủ đoạn nào để xâm chiếm lãnh thổ các nước láng giềng.
Trả lờiXóaBiển Đông có vị trí vô cùng lợi hại nên Trung quốc nhăm nhe
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaĐúng một phần, phần nữa là do bản tính quá tham lam. Cái gì cũng muốn độc chiếm làm của riêng mình.
XóaPhải nói là truyền thống của TQ là bành trướng, thôn tính lánh giềng nên không có gì lạ nếu hôm nay TQ cướp Biển Đông.
XóaTrung Quốc bành trướng khắp nơi. Hàng Trung Quốc làm giả, làm nhái tràn lan các nước. Không thấy mọi người nhớ những gì tốt đẹp của Trung Quốc. thậm chí cho rằng không có gì tốt đẹp.
Trả lờiXóaKẻ cướp phía Bắc chúng ta có tham vọng vô cùng lớn. Không thứ gì chúng không lấm lét nhìn để trộm.
Trả lờiXóaTự nhiên, Trung Quốc nổi cơn tham lam, gây sự hết với láng giềng này láng giềng nọ đâm ra người ta quên hết cái tốt trước đó, Đúng là đổ hết xuống sông xuống biển cái tốt.
Trả lờiXóaBây giờ, không mấy ai nhớ được cái gì tốt, kỷ niệm tốt về họ.
XóaKhông cứ người Việt, người dân các nước khác đều thế.
Coi TQ như hủi.
Người Trung Quốc khắp các nước. Khu Hoa kiều ở nhiều nước là ổ tệ nạn.
Trả lờiXóaCó điều gì tốt để kể?
Trung Quốc cướp trắng trơn mấy đảo của VN, Nhật Bản...
Trả lờiXóaThằng này không coi ai ra gì. Khốn lắm.
jhbjhvuyhvuyvhvhvjhvjhvhjvjhbvjhvjhb
Trả lờiXóa4 giải pháp được nêu ra trong bài viết là không có tính khả thi đối với Trung Quốc.... và chắc chắn là những thủ đoạn hèn hẹ để dùng sức mạnh của nước lớn để chèn ép các nước nhỏ là cách mà Trung Quốc sẽ sử dụng. Nhưng Việt Nam là đất nước có truyền thống yêu nước, lịch sử hàng nghìn năm đã chứng minh chiến thắng trước lũ giặc xâm lược phương Bắc và tương lai cũng sẽ như vậy... Ngoài ra Việt Nam còn nhận được sự ủng hộ của bạn bè thế giời, những người yêu chuộng chính nghĩa thì chắc chắn mưu đồ xâm chiếm Biển Đông của TQ sẽ không thể thực hiện được....
Trả lờiXóa