Mỹ đã
có một lịch sử lâu dài về việc các cơ quan an ninh quốc gia, đôi khi được sự
chấp thuận của Tổng thống, đã lạm dụng quyền hạn và quyền lực của mình để do
thám chính công dân Mỹ.
Nhiều
người còn nhớ những năm 1960, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đều sử dụng các
cơ quan chính phủ để đe dọa và làm phiền các nhà hoạt động xã hội chiến đấu vì
quyền công dân và chống chiến tranh Việt Nam.
Bộ
trưởng tư pháp Hoa Kỳ Robert F. Kennedy đã ra lệnh theo dõi các cuộc điện đàm
của Mục sư King vì nghi ngờ có Cộng sản xâm nhập vào phong trào vận động dân
quyền do Nghị Hội Các Nhà Lãnh Đạo Cơ Đốc Miền Nam (Southern Christian
Leadership Conference – SLCL) khởi xướng.
Mặc dù
vậy, những gì họ ghi lại được chỉ là những thông tin cá nhân của người bị theo
dõi và quá khứ của những cố vấn hàng đầu - thứ thông tin có thể sử dụng để
chống lại chính phong trào này nếu các yêu cầu của nó gây quá nhiều phiền
nhiễu. Giám đốc FBI J.Edgar Hoover chính là người đã rò rỉ thông tin cho báo
chí và cho các đối thủ của mục sư Luthere King.
Một
báo cáo của Quốc hội Mỹ sau này cho thấy, chương trình do thám này đã “làm mất
uy tín của tiến sỹ King và vô hiệu hóa ông trong vai trò người lãnh đạo của
phong trào dân quyền”. Chính tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon đã đồng
ý cho phép các nhà chức trách đặt máy ghi âm và xâm nhập tư gia các nhà hoạt
động phản chiến.
Chính
quyền Mỹ khi đó đã tung ra các cảnh báo gây tổn hại cũng như các thông tin tới
giới truyền thông và những người ủng hộ chiến tranh nhằm đẩy các nhà hoạt động
phản chiến vào thế bất hợp pháp, đồng thời gây hoang mang, mất lòng tin và nhen
nhóm sự thù địch khiến các thành viên của phong trào quay lưng lại với nhau.
Những
năm 1975 – 1976, trong một phiên điều trần trước Quốc hội, thượng nghị sỹ bang
Idaho Frank Church gây sốc với các tiết lộ về các chiến dịch của CIA, đồng thời
công khai một báo cáo chi tiết về việc cơ quan này đã bí mật tham gia vào các
hoạt động như âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài và do thám bất hợp pháp
công dân Mỹ để thu thập thông tin tình báo.
Rõ
ràng, câu chuyện nghe lén điện thoại và ám sát bí mật đã được Chính phủ Mỹ thực
hiện từ lâu. Nó còn chứng tỏ rằng, không có gì thay đổi từ đó tới nay. Mỹ vẫn là
Mỹ, chớ nên ảo tưởng!
Thế mà đám zân chủ ở ta cứ rộn lên khen Mỹ, cứ cái gì của Mỹ cũng là hay. Đọc bài này xong họ nghĩ gì ta?
Trả lờiXóaCá là họ không nghĩ gì cả. Họ biết hết rồi.
XóaHọ coi đấu tranh gào thét cho cái gọi là dân chủ ở Việt Nam chỉ là công việc tăng thu nhập. Chấm hết.
Nói chắc thế! Có một số không đơn thuần như bạn hiểu đâu. Họ nghĩ đến ảo ảnh của xã hội Mỹ. Có khi, họ thiếu thông tin chẳng hạn.
XóaTôi không tin là thiếu thông tin hoặc có vài người do thiếu thông tin thôi.
XóaÔng Nguyễn Thanh Giang lật lên lật xuống để kiếm tiền. Cũng mang danh trí thức, cũng đã già...
Ý nói là họ có mục đích kinh tế?
XóaCái này tôi công nhận. Tính kinh tế hiện rõ trong mỗi vụ việc mà hội rân chủ làm. Cứ gây vụ này kia xong là đến cãi nhau chia tiền.
Phải nói là những người đang lợi dụng dân chủ trong nước có những vụ lợi, người vì kinh tế, kẻ háo danh hão, kẻ muốn gây chú ý để được xuất ngoại du học...
Trả lờiXóaTúm lại, không ai có mục đích cao cả đẹp đẽ!
Phù uuuuu
Trả lờiXóaMỹ không phải đẹp như cái vỏ ngoài đâu.
Trả lờiXóaBên cạnh những tòa nhà chọc trời hiện đại là những khu ổ chuột bẩn thỉu.
Đừng ảo tưởng!
Không nhiều người ảo tưởng về Mỹ nhưng cái nguy là lớp trẻ chưa có thông tin sát thực về điều này. Cần cung cấp nhiều thông tin để mọi người biết.
XóaThì ra không phải mới đây Mỹ nghe lén điện thoại, mà làm từ rất rất lâu.
Trả lờiXóaQuái thật.
Thế nên người ta mới bảo là Mỹ vẫn là Mỹ cách đây mấy chục năm.
XóaẢo tưởng về Mỹ thì tự chết thôi.