(Đưa về từ Mõ Làng)
Kính Chiếu Yêu: Nhìn lại một năm qua, do tranh
chấp lãnh thổ và nhiều nguyên nhân khác, một số nước láng giềng như Nhật Bản,
Ấn Độ, Hàn Quốc... có nhiều ác cảm với Trung Quốc.
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 27
tháng 12 đưa tin, Viện chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện
Khoa học xã hội Trung Quốc vừa công bố "Sách xanh châu Á-Thái Bình
Dương" năm 2014.
Sách xanh đã công bố kết quả khảo sát của Trung
tâm nghiên cứu Pew Mỹ và BBC về độ thiện cảm của người dân trên toàn cầu cũng
như của các nước láng giềng đối với Trung Quốc.
Theo bài báo, "Dự án thái độ toàn cầu
Pew" được bắt đầu triển khai từ năm 2006, đã lấy người dân bình thường của
hơn 20 quốc gia làm đối tượng để khảo sát, trong đó có 6 nước láng giềng của
Trung Quốc gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Indonesia và Pakistan.
Global Scan do BBC quản lý, từ năm 2005 cũng đã
tiến hành các cuộc khảo sát tương tự đối với hơn 10 quốc gia trên thế giới,
trong đó có 7 nước xung quanh Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ,
Indonesia, Australia và Philippines.
Theo bài báo, trong các nước được khảo sát,
những người được hỏi ở Pakistan có thiện cảm với Trung Quốc mỗi năm đều trên
80%, hơn nữa tỷ lệ này rất ít biến động.
Trong số các nước láng giềng, thái độ thiện cảm
của người dân Nga, Malaysia và Indonesia đối với Trung Quốc cũng tương đối
cao, tỷ lệ thiện cảm là 50%.
Kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew
Mỹ và BBC đều cho thấy, trong các nước láng giềng Trung Quốc, liên tục trong
nhiều năm qua, những nước đánh giá xấu nhất đối với Trung Quốc là Nhật Bản, Ấn
Độ và Hàn Quốc.
Trên phạm vi toàn cầu, thái độ thiện cảm của 3
nước này đối với Trung Quốc cũng thấp nhất. Quan điểm tích cực của ba nước này
đối với Trung Quốc đều dưới 40%, Nhật Bản cơ bản đều dưới 20%.
Bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ 20, nội các
Nhật Bản hàng năm đều tiến hành khỏa sát dư luận về ngoại giao, trong đó có
khảo sát liên quan đến thái độ thiện cảm với Trung Quốc.
Sau khi Trung-Nhật xảy ra va chạm tàu ở đảo
Senkaku vào năm 2010, thái độ của người dân Nhật Bản đối với Trung Quốc tiếp
tục xấu đi; năm 2012 tỷ lệ người dân Nhật Bản có thiện cảm với Trung Quốc giảm
xuống còn 16%, những người Nhật không có thiện cảm với Trung Quốc lên tới 80,6%.
Năm 2013, tỷ lệ có thiện cảm với Trung Quốc của
người dân Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, chỉ còn 5%, có tới
93% người được hỏi cho rằng có ác cảm với Trung Quốc.
Điều tra của Trung tâm nghiên cứu Pew Mỹ và BBC
cho thấy, liên tục trong nhiều năm qua, đánh giá tiêu cực của Hàn Quốc đối với
Trung Quốc đều vượt đánh giá tích cực.
Năm 2009, một cuộc khảo sát đối với người dân
Hàn Quốc cho thấy, trên cơ sở thái độ thiện cảm với Nhật Bản là 50 điểm, thái
độ thiện cảm của người Hàn Quốc với Trung Quốc là 46,4 điểm, với Mỹ là 63,7
điểm.
Điều này có nghĩa là, thái độ thiện cảm của
người Hàn Quốc với Trung Quốc không chỉ thấp hơn thái độ thiện cảm với Mỹ, hơn
nữa còn thấp hợp thái độ thiện cảm với "kẻ thù" Nhật Bản.
Nói một cách cụ thể, 43,9% người dân Hàn Quốc
có thái độ thiện cảm với Trung Quốc thấp hơn thái độ thiện cảm với Nhật Bản,
26,7% người dân Hàn Quốc có thái độ thiện cảm với Trung Quốc tương đương thái
độ thiện cảm với Nhật Bản, 29,3% người dân Hàn Quốc có thái độ thiện cảm với
Trung Quốc cao hơn thái độ thiện cảm với Nhật Bản.
Kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew
Mỹ cho thấy, năm 2012, thái độ của người dân Ấn Độ đối với Trung Quốc về tổng
thể có xu hướng tiêu cực.
Trong số người được hỏi ở Ấn Độ, tỷ lệ có thiện
cảm với Trung Quốc chỉ chiếm 23%, còn không có thiện cảm chiếm 31%, cho rằng
Trung-Ấn là quan hệ hợp tác chiếm 23%, quan hệ đối đầu chiếm 24%. 24% người
được hỏi của Ấn Độ cho rằng, thực lực kinh tế của Trung Quốc tăng lên là việc
tốt, còn 35% người được hỏi cho là việc xấu.
Cùng với tranh chấp đảo, đá nóng lên, thái độ
thiện cảm của một số nước có quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc đã
xuất hiện hiện tượng trượt dốc và thiện cảm - ác cảm ngang nhau.
Chẳng hạn, năm 2013, tỷ lệ người dân
Philippines có thiện cảm với Trung Quốc là 48%, không có thiện cảm với Trung
Quốc là 48%.
Theo Xaluan.com
Trung Quốc sống như vậy thì đếch ai thèm chơi.
Trả lờiXóaCác nước láng giềng Trung Quốc đều gây sự, lấy ai làm bạn? Không ai muốn chơi với bạn xấu.
Trả lờiXóaXa lánh là nhẹ. Chơi xấu như hủi, họa điên mới muốn chơi với Trung Quốc.
Trả lờiXóaBành trướng, hủi tịt.
agbebsenrymntum
Trả lờiXóaKhông ai muốn tự làm tổn thương mình bằng cách chơi với Trung Quốc.
Trả lờiXóaNgười luôn muốn lấn chiếm, lấy của người khác về làm của mình thì ai muốn chơi, ai muốn gần. Chỉ có người bị lừa hoặc bị hâm.
Trả lờiXóaKhông có ai tin những láng giềng tham lam như Trung Quốc.
Trả lờiXóaKhông có ai coi trọng kẻ ngạo mạn, khó coi như Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc ngày nay làm xấu hình ảnh đất nước họ trong con mắt quốc tế.
Trả lờiXóaChả có gì lạ.
Trả lờiXóaCó điên mới thân thiết với Trung Quốc!
Cả thế giới chán Tung Của, chả cứ gì láng giềng
Trả lờiXóaTrông mắt người dân các nước, TQ là kẻ xấc xược, láo toét.
XóaTrung Quốc từ xưa đến nay vẫn luôn là quả bom lớn chực chờ phát nổ bên hông các nước láng giềng, là mối đe dọa của cả thé giới. Thái độ của người dân các nước đối với Tàu có thể tốt lên vì một hai sự kiện nhưng cái nhìn chung của các nhà chính trị chẳng bao giờ thay đổi. Đang ngoại giao vui vẻ, Tàu có thể quay sang cắn ngược được ngay, nói chung chơi với Trung Quốc vì lợi ích chung chỉ là phần nhỏ, để dò ý đề phòng tự bảo vệ mình mới là nhiệm vụ chính.
Trả lờiXóa