Ngày nay, nhiều quốc gia cảnh giác với những hoạt
động có thể thu thập thông tin cá nhân sau một loạt tiết lộ “động
trời” của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden về chương trình theo dõi dữ
liệu của Chính phủ Mỹ.
Cũng
như nhiều công ty Internet lớn khác, Google ngày càng bị để mắt nhiều hơn.
Cơ quan bảo vệ dữ liệu Tây Ban Nha (SDPA) yêu cầu gã khổng lồ Internet Mỹ nộp phạt 900
nghìn euro do “vi phạm nghiêm trọng” quyền riêng tư của người dùng. Cơ
quan này cho biết các sai phạm của Google gồm việc thu thập dữ liệu người dùng,
tổng hợp dữ liệu thông qua nhiều dịch vụ, và lưu trữ các dữ liệu thu được mà
không có sự đồng ý của người dùng hoặc người dùng không biết, theo Wall Street Journal.
Google
bị phạt 300.000 euro cho mỗi vi phạm nói trên, và được yêu cầu phải “thực hiện
các biện pháp cần thiết ngay lập tức để tuân thủ các yêu cầu của luật pháp,”
Bloomberg dẫn thông cáo của SDPA cho hay.
Wall
Street Journal dẫn một thông cáo của Google cho biết hãng này
sẽ nghiên cứu kết luận của SDPA để đưa ra giải pháp tiếp theo, đồng thời khẳng
định sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan này để “tạo ra các dịch vụ đơn giản mà
hiệu quả hơn”.
Tây
Ban Nha là một trong 6 nước châu Âu đã bắt đầu điều tra Google từ mùa xuân năm
nay vì các vi phạm luật riêng tư Internet, và là nước đầu tiên đưa ra mức phạt
cho Google.
Trước
đó, cơ quan bảo vệ quyền riêng tư ở Hà Lan cho biết cũng sẽ phạt Google vì phạm
luật bảo vệ dữ liệu ở nước này. Cơ quan này không nói rõ mức phạt là bao nhiêu
mà chỉ yêu cầu Google tham dự một phiên điều trần về vấn đề này, Wall Street Journal cho biết.
Trong
khi đó, tại Ý, gã khổng lồ tìm kiếm cũng đối mặt với một mức phạt khoảng trên
1,2 triệu euro. Còn ở Đức, thành phố Hamburg
có thể sẽ phạt hãng này 1 triệu euro, theo giới chức địa phương.
Hồi
tháng 9, cơ quan bảo vệ quyền riêng tư ở Pháp cũng kết luận Google đã không
thay đổi chính sách xử lý dữ liệu người dùng của mình trong vòng ba tháng như
yêu cầu của cơ quan này và có thể sẽ ra mức phạt cho Google.
Hoan hô Tây Ban Nha! phải mạnh tay như vậy mới được.
Trả lờiXóaTừ sau khi bí mật về chương trình theo dõi thư điện tử, nghe lén điện thoại của Mỹ bị lộ, tất cả mọi người đều cảm thấy bất an. cần có sự thống nhất cùng xử lý để không xảy ra tình trạng tương tự.
Trả lờiXóaChỉ nỗ lực để tránh, giảm đến mức thấp nhất thôi Gia Lộc. Hoa Kỳ không dễ từ bỏ những việc này.
XóaSự kiện Snowden xảy ra nhưng họ vẫn ra sức biện hộ, ra sức lấp liếm.
Dù sao, đây cũng là những phát súng đầu tiên để Mỹ thấy rằng: họ không thể lừa dối mãi, không thể theo dõi mãi. Hay chí ít ra thì đó cũng là cách để tự bảo vệ.
Trả lờiXóaHay, Tây Ban Nha hay lắm.
Trả lờiXóaPhải có quyền kiểm soát của mình chứ. Khổng lồ hay Mỹ, Pháp gì thì cũng phải tuân theo pháp luật sở tại.
ủng hộ các nước kiểm soát, xử lý những sai phạm của google.
Trả lờiXóaKhông thể để họ lòe ta cung cấp thông tin cá nhân cho Chính phủ Mỹ , dù với mục đích gì.
Google chịu ảnh hưởng của Mỹ trong vụ này nên cái chính là ở những chóp bu Mỹ.
Trả lờiXóaHọ phải chịu trách nhiệm vì họ đứng sau.
Ai cũng hiểu vậy nhưng làm lộ diên kẻ đứng sau đâu có dễ hả chị Chi Mai?
XóaKhông cần nói ra, ai cũng hiểu đứng sau chỉ đạo, ép buộc Google làm là Chính phủ Mỹ. Những tiết lộ động trời của E. Snowden đã khẳng định suy đoán của mọi người là đúng.
Xóa