Trong tác phẩm Bàn về Tự Do của John Stuart Mill (1806-1873), một nhà triết học thực
chứng, một nhà logic học, nhà kinh tế học, nhà chính luận và nhà hoạt động xã
hội người Anh, được xuất bản lần đầu tiên tại Anh vào năm 1859 toát lên quan
niệm chủ đạo rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do
của người khác; rằng, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự
độc lập của cá nhân.
Được viết cách chúng ta gần một thế kỷ rưỡi nên không tránh khỏi hạn chế do điều kiện lịch sử,
nhưng tác phẩm của John Stuart Mill đã đề
cập đến giới hạn của tự do. Mỗi cá nhân được quyền tùy ý sử dụng quyền
tự do của mình nhưng với điều kiện là không được xâm phạm đến quyền tự do của
người khác. Đó là lẽ công bằng xã hội. Nếu không xác định giới hạn của tự do thì tự do của người này sẽ là những phiền phức, khó chịu, thậm chí xâm phạm tự do của một hay nhiều người khác. Điều này sẽ gây hỗn loạn xã hội.
Không ít người tán đồng khái niệm tự do mà nhà triết học
Locke (John Locke 1632-1704) đưa ra: “Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình
mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào”.
Đây là định nghĩa nguyên thủy nhất về tự do. Tuy
nhiên, định nghĩa này có những hạn chế nhất định, thể hiện ở chỗ nếu tự do chỉ
thuần túy là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà
không gặp bất kỳ cản trở nào thì sẽ có rất nhiều người nhân danh tự do để thỏa
mãn những mong muốn hay tham vọng cá nhân của mình, phá hoại trật tự xã hội, và
do đó, làm phương hại đến sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng.
Còn nhà triết học cận đại Hegel (G.W Friedrich Hegel
1770-1831) thì cho rằng: “Tự do là cái
tất yếu được nhận thức”. Như vậy, ở đây tự do không chỉ là nhận thức
mà cả ở hành động. Tuy nhiên, theo Hegel, muốn có tự do thì trước hết phải nhận
thức được cái tất yếu, cái quy luật. Người ta nhận thức được quy luật đến đâu
thì hành động tự do được bảo đảm đến đấy. Vi phạm quy luật, tất yếu sẽ bị mất
tự do.
Cần phải nói thêm rằng, con người còn có ý thức về trách
nhiệm của cá nhân với cộng đồng, với dân tộc và gia đình. Ý thức trách nhiệm làm
cho con người điều chỉnh mối quan hệ, cách hành xử và sự hưởng thụ tự do cá
nhân phù hợp với xã hội.
Muốn biết giới hạn của tự do có hay không thì hãy đứng ở sân nhà mình tự do chửi cha thằng hàng xóm. Nhẹ thì đi gặp nha sĩ, nặng thì sẽ gặp diêm vương.
Trả lờiXóa"Tự do có bến, có bờ
Trả lờiXóaTự do quá hạn ai cho mà làm”
Nếu không có giới hạn tự do thì người này xéo lên người khác để sống một cách tự do, vô tổ chức. Xã hội không khác chi loài vật, sống theo bản ăng sinh tồn.
Trả lờiXóaTrên đời này không có gì là vô hạn. Tất cả đều có ngưỡng của nó.
Trả lờiXóaNước tự nhiên, đất đai, khoáng sản.., không loại trừ điều gì.
Tự do theo quan niệm của Mỹ là có 2 cách hiểu. Đối với người này thì tự do là thế này, riêng đối với bản thân nước Mỹ thì tự do lại là thế khác.
Trả lờiXóaMỹ vi phạm nhân quyền lắm, nhưng vẫn đi dạy các nước khác về nhân quyền.
Chuyện này không lạ. Người ta vẫn nói Hoa Kỳ luôn có tiêu chuẩn kép. Các anh chưa nghe thấy sao?
XóaTự do ở Mỹ thích thì sang bển hưởng: tự do xả súng, tự do hút hít, tự do nghe lén...
Trả lờiXóaNói là tự do nhưng ở Mỹ hay đất nước nào thì cũng phải có pháp luật và buộc tuân theo. Nên tự do có giới hạn là đương nhiên.
Trả lờiXóa