Gần đây, một số đài (BBC, VOA, RFA...) và một số trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam lên tiếng châm chọc, đả phá Nghị định quản lý Internet của Chính phủ Việt Nam. Thực tế, ở mỗi quốc gia đều có những biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, cũng như bảo đảm an ninh mạng.
Ngay chính Mỹ, Anh hay một số nước khác cũng như vậy.
Tại Mỹ, các công ty viễn thông phải tích hợp cả chức năng
nghe trộm điện thoại vào các sản phẩm và dịch vụ của mình. Khi việc bí mật theo
dõi trở thành một phần của hệ thống điện thoại internet thì chức năng đó cũng
sẽ được ứng dụng cho các quốc gia nơi sự rình mò còn ít hơn nhiều so với ở
FBI...
Và trên thực tế, chính Hoa Kỳ đã có nhiều biện pháp quản lý
lĩnh vực này, thí dụ: "Washington vừa quyết định cấm công chức Mỹ, trừ phi
có phép đặc biệt, truy cập vào mạng điện tử WikiLeaks", "Bộ Quốc
phòng Mỹ cấm Google không được quay phim, chụp ảnh, công bố các chi tiết liên
quan đến nghiên cứu tại các cơ sở quân sự của Mỹ. Theo họ, những bức ảnh chụp
cận cảnh và sát mặt đất tại các bãi tập quân sự của Mỹ là mối đe dọa tới an
ninh", "Thống đốc tiểu bang Florida (Hoa Kỳ) Rick Scott đã ký thông
qua dự luật cấm các thiết bị điện tử tại tiểu bang này nhằm chống lại nạn cờ
bạc thông qua internet. Luật mới được thông qua trong một nỗ lực để trấn áp tệ
nạn cờ bạc bất hợp pháp và hơn 1.000 quán cà-phê internet bị đóng cửa ngay lập
tức", "dự luật chống vi phạm bản quyền trực tuyến đang được trình
Quốc hội Mỹ thông qua. SOPA sẽ giúp Chính phủ Mỹ ngăn chặn các website chứa nội
dung vi phạm bản quyền như game, nhạc, ứng dụng... kể cả các trang cá nhân.
Ngoài ra, chủ sở hữu website sẽ phải đối mặt với các cáo buộc pháp lý về hành
vi phát tán bất hợp pháp nội dung vi phạm bản quyền, cũng như bị tịch thu lợi
nhuận có được từ hành động này... nếu được thông qua sẽ cho phép các nhà cung
cấp dịch vụ internet Mỹ có quyền ngăn chặn những trang web vi phạm bản quyền
trên toàn thế giới", "Mỹ đang sử dụng một chương trình tuyệt mật, gọi
là XKeyscore, cho phép tình báo nước này giám sát "gần như mọi thứ mà một
người sử dụng thông thường thực hiện trên internet"...", "Kênh
truyền hình RT của Nga cho biết, quân đội Mỹ xác nhận đã ngăn chặn các nhân
viên của mình xem các tin tức liên quan đến vụ Snowden tại trang thông tin The
Guardian của Mỹ. Trong tuyên bố ngày 29-6, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh kỹ
thuật hệ thống điện toán lục quân Mỹ nhấn mạnh, đây là biện pháp cần thiết để
ngăn chặn việc tiết lộ thông tin nhạy cảm bất hợp pháp"...
Từ ngày 1-6-2013, quy định mới của Chính phủ Singapore về
việc cấp phép hoạt động cho các trang tin điện tử bắt đầu có hiệu lực. Quy định
này buộc các trang tin có ít nhất 50 nghìn người truy cập từ Singapore hằng
tháng và hằng tuần có ít nhất một tin về xã hội Singapore thì trong hai tháng
trở lên phải xin giấy phép hoạt động; các trang mạng được cấp phép có nghĩa vụ
phải rút nội dung nào xâm phạm đến sự hài hòa tôn giáo, chủng tộc trong vòng 24
giờ sau khi MDA – cơ quan quản lý truyền thông quốc gia, yêu cầu; cơ quan thẩm
quyền có thể áp dụng hình phạt tài chính, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép
với bất kỳ website nào không tuân thủ quy định; phương tiện truyền thông phải
chịu trách nhiệm về nội dung đã công bố; quy định mới có thể mở rộng phạm vi
tới website cá nhân, website nước ngoài đăng tin tức về Singapore.
Đạo luật Kinh tế Số mới đây của Vương quốc Anh đã thiết lập
một hệ thống “phản hồi theo cấp độ”. Hệ thống này sẽ đình chỉ tài khoản của
người sử dụng nếu họ liên tiếp có các hành vi vi phạm bản quyền trực tuyến.
Tương tự, bộ luật HADOPI (tên viết tắt của một đạo luật quốc gia khuyến khích
việc truyền bá và bảo vệ các tác phẩm sáng tạo trên mạng Internet) của Pháp
cũng ngắt kết nối của người sử dụng sau ba lần bị báo cáo vi phạm. Do vậy mà
ngay cả những nước quy định truy cập là một quyền thì cũng vẫn phải cân bằng
quyền này với các yếu tố khác, chẳng hạn như việc bảo vệ chủ sở hữu của các tài
sản trí tuệ. Sự cân bằng này là mấu chốt dẫn đến các khái niệm khác nhau về tự
do Internet.
Pháp và Đức cũng bảo vệ mạnh mẽ quyền biểu đạt cởi mở, nhưng
cấm đưa các phát ngôn có tính chất thù ghét lên mạng. Các quốc gia này đã yêu
cầu Google phải lọc bỏ những trang có phát ngôn thù ghét khỏi kết quả tìm kiếm
trên những trang được viết bằng tiếng Pháp và Đức.
Singapore chính thức cấm các nội dung khiêu dâm trực tuyến và
chặn người sử dụng truy cập vào một số các trang có nội dung khiêu dâm như một
biện pháp tượng trưng. Ả-rập Xê-út, một quốc gia nơi phần lớn dân số là tín đồ
Hồi giáo dòng Sunni cũng ngăn chặn việc truy cập những nội dung trái với niềm
tin của Hồi giáo dòng Sunni, chẳng hạn như những trang về đạo Baha’i hay về Hồi
giáo dòng Shia.
Mỗi quốc gia đều có cách quản lý mạng thật chặt chẽ. Bản thân nước Mỹ cũng đang bị lên án vì nghe lén, theo dõi điện thoại, internet của công dân nhiều nước.
Trả lờiXóaCớ gì mà bàn chuyện của Việt Nam?
Mỗi quốc gia có một nền kinh tế và chính trị khác nhau do vậy cách quản lí mạng lưới internet của mỗi quốc gia là khác nhau ! Vì vậy mỗi chính sách đường lối và phương hướng đảm bảo an ninh quốc gia qua mạng internet là khác nhau !
Trả lờiXóaMỗi nước mỗi khác nhưng tất cả đều hướng đến một môi trường Internet trong sạch lành mạnh, một cộng đồng Internet tốt không vấy bẩn bởi những thứ xấu những thứ trái với pháp luật trái với luân thường đạo lý. Không thể để những kẻ xấu lộng hành không thể để chúng muốn làm gì thì làm và nước ta cũng vây cũng cần có những quy định để quản lý để làm trong sạch Internet. Vậy nên đừng kẻ nào cố can thiệp vào điều đó đừng vì không ưa mà vu khống mà bóp méo nó nó chỉ nhận lại được sự coi thường của chúng tôi mà thôi .
Trả lờiXóa