Câu cửa miệng của một số đài phương Tây là "Việt Nam bóp nghẹt tự do
báo chí, hạn chế Internet...". Lâu lâu, câu cửa miệng lại được nhai đi
nhai lại như trâu bò nhai lại, không biết chán, không biết mệt!
Vì nói điêu
trẹo mồm trẹo mỏ nên lâu lâu lại quên mất, thế là tự tay vả vào mồm. Tỉ như cái
tin "Việt Nam dẫn đầu vùng về sức tăng Internet", cập nhật 11:19 GMT -
thứ sáu, 26, tháng 7, 2013.
Hơn 40% người dùng internet toàn cầu là ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, theo một bản phúc trình mới đây của Comscore và Việt Nam đi đầu ở
vùng Đông Nam Á về mức tăng Internet.
Tại Đông Á, Trung Quốc chiếm 55,2%
tổng số 644 triệu người dùng trong khu vực, với Nhật Bản chiếm 12,2%, trong lúc
các nước Đông Nam Á cùng Ấn Độ mỗi nơi chiếm khoảng 10%, trang mạng CampaignAsia.com
dẫn nguồn từ bản phúc trình "Digital future in focus".
Theo bản phúc trình, lượng người dùng
tại vùng châu Á - Thái Bình Dương tăng lên nhanh chóng hơn so với các nơi khác
trên thế giới.
Lượng người dùng ở vùng này hồi 2012
là 604 triệu.
Tại Việt Nam, trung bình mỗi người
dùng vào internet 26,2 giờ mỗi tháng, và có tới 74% trong số này ở độ tuổi dưới
35.
Việt Nam cũng là quốc gia có lượng
người dùng đông đảo nhất trong khối Đông Nam Á, với mức tăng hai triệu người
dùng trong năm ngoái, tương đương mức tăng 14%.
Trong một báo cáo khác, do công
ty Nielsen nêu ra tháng 7/2013 và được báo Việt Nam trích thuật lại
thì "58% người Việt Nam hiện dùng Internet".
Còn theo Comscore thì Indonesia,
Malaysia và Thái Lan cũng là những thị trường lớn khác trong vùng, còn
Philippines là nơi có lượng người dùng tăng nhanh nhất, 22% trong năm 2012.
Số liệu Comscore tập hợp được cho
thấy mức sử dụng từ các thiết bị không phải là máy tính để bàn tại Đông Nam Á
cũng tăng nhanh, chiếm 20% so với mức 15,4% hồi tháng Chín 2012.
Đáng chú ý là việc sử dụng các thiết
bị khác nhau để vào mạng là khác nhau tại từng thời điểm trong ngày. Máy tính bàn
được dùng chủ yếu trong giờ làm việc, trong lúc các thiết bị di động như điện
thoại cầm tay hay máy tính bảng lại được dùng để truy cập internet vào buổi tối.
Mạng xã hội
Mức độ sử dụng máy tính bàn để vào
các mạng xã hội ở Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với tỷ lệ trung bình
19,7% ở các vùng khác trên thế giới.
Con số này là 41,5% đối với người
Philippines, 32,3% đối với người Malaysia và thấp hơn chút ít ở Thái Lan,
Indonesia và Việt Nam.
Người dùng Đông Nam Á dành nhiều thời
gian để vào các mạng xã hội hơn so với mức trung bình thế giới
Trong số các mạng xã hội, Facebook
tiếp tục chiếm ngôi vị số một tại thị trường Đông Nam Á, với Twitter, LinkedIn
và Tumblr cũng đang dần trở nên phổ biến hơn.
YouTube là trang web giải trí hàng
đầu tại các thị trường ở Đông Nam Á.
Mức độ xem video trên mạng tăng đều
đặn, nay đạt 42 triệu người xem trong khu vực, trong đó Việt Nam đạt mức tăng
kỷ lục, 14%, chỉ sau Philippines (18%) mà thôi.
Kết quả khảo sát của Comscore cũng
cho thấy người dùng là nam giới vào mạng nhiều giờ hơn so với nữ giới, đặc biệt
là ở Việt Nam, Singapore và Thái Lan.
Chẳng hạn tại Việt Nam, người dùng là
nam giới trung bình vào mạng 27,9 giờ một tháng trong lúc phụ nữ vào 24,2 giờ.
Trong lĩnh vực bán lẻ, Amazon và
Lazada chiếm ưu thế so với các trang khác trong khu vực.
Tuy nhiên, tại Việt Nam thì các trang
mạng địa phương như Vatiga.com lại nổi trội hơn.
Bản phúc trình cũng nói người dùng từ
Việt Nam thường dành nhiều thời gian hơn cho việc xem tin tức thời sự.
Các trang blog, được xếp chung với
hạng mục tin tức, cũng thu hút nhiều sự quan tâm của người dùng từ Indonesia,
Thái Lan và Malaysia, với tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu
53,3%.
Ha ha, đúng là tự tát vào mồm rồi. Cho đáng đời quân điêu toa, bịa đặt làm ảnh hưởng uy tín, nhân phẩm ... người khác.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCái trò nói dối nó như thế đấy!
Trả lờiXóaTự tát vào mồm trước bàn dân thiên hạ thế này thì chỉ có nước chui xuống cống cho đỡ ngượng!