Biểu tình là cách biểu lộ tình cảm
của một số đông người ở chốn công cộng nhằm để ủng hộ hay phản đối một điều gì
đó. Tuy nhiên, khác với các cuộc hội họp bình thường, biểu tình là hội họp ngoài
trời, ở nơi công cộng cho nên luật pháp thường quy định những giới hạn để tránh
gây trở ngại đến trật tự công cộng, an ninh chung của xã hội.
Nhằm để ngăn ngừa các cuộc tụ tập phá
rối, tụ tập bạo động, bạo loạn do những thành phần cực đoan của cánh tả hoặc
cánh hữu gây ra, các quốc gia dân chủ đã thành lập lực lượng cảnh sát
chống bạo động. Cùng với việc hình thành lực lượng này là các loại vũ khí không
sát thương hay ít sát thương: lựu đạn cay, đạn cao su, vòi rồng, v.v… Mục đích
là giải tán đám đông nhưng tránh gây thương vong.
Có thể lấy ví dụ từ nước Đức. Điều 8
của Luật cơ bản (Hiến pháp của nước Đức) quy định công dân có quyền hội họp một
cách ôn hòa và không có vũ khí, không cần báo trước hay xin phép trước. “Đối với
các cuộc hội họp ngoài trời, quyền này có thể bị hạn chế hoặc phải dựa theo một
đạo luật”. Luật hội họp của nước Đức quy định: bất cứ người nào có kế hoạch tổ
chức một cuộc họp ngoài trời đều phải đăng ký trước và phải khai báo về
bản chất của sự kiện, phải ghi rõ tên của người chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc
biểu tình hay mít-tinh. Cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép sự kiện được diễn
ra theo dự kiến hay ngược lại, ra lệnh cấm nếu xét thấy sự kiện này có thể gây
nguy hiểm tức thời cho an ninh hay trật tự công cộng.
Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí được quy định rõ trong Hiến pháp.
Những người cố tình lấy danh nghĩa
biểu tình để gây rối trật tự an ninh nơi công cộng, công sở mới bị xử lý theo
quy định.
Ông Ben Kerkvliet, một học giả nổi
tiếng từ Đại học Quốc gia Australia, khẳng định rằng những tư liệu ông thu thập
được ở Việt Nam cho thấy: “Nhiều nhà chỉ trích không bị đàn áp, nhiều cuộc biểu
tình diễn ra mà không bị công an can thiệp”; “Công nhân, nông dân thường xuyên
biểu tình chống tham nhũng, điều kiện làm việc, thu hồi đất… mà không bị sách
nhiễu, đánh đập, tạm giữ, bắt giữ hay vào tù”.
Tiến sĩ Thomas Jandl từ Đại học Hoa
Kỳ cho rằng, ở Việt Nam, phê phán chính sách thông qua các tổ chức phi chính
phủ là điều được cho phép. Lẽ dĩ nhiên, những phê phán đó phải mang tính xây
dựng, không làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia.
Trong khi đó, những dân oan trong
nước lại cố la thật to để gây sự chú ý của mọi người, để lu loa về cái gọi là
mất dân chủ, cấm biểu tình… ở Việt Nam. Họ không hiểu rằng: sự thật
mãi là sự thật, dù có bóp méo hay xuyên tạc cũng không thay đổi được.
Được tự do ngôn luận nhưng toàn là nói những điều xuyên tạc, bịa đặt thì liệu có thể cho phép tự do được nữa ko chứ?
Trả lờiXóaBiểu tình ở Việt Nam chỉ là cái cớ để cho bọn phản động lợi dụng nhân dân xuống đường để thực hiện âm mưu chính trị của chúng mà thôi
Trả lờiXóaTất cả những kẻ cố tình kích động, gây rối, làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự, an toàn xã hội đều đáng bị xử phạt
Trả lờiXóaBiểu tình về nghĩa đen thì thật chẳng có gì đáng bàn cả, nhưng khi mà nó lại bị các thế lực thù địch dùng làm mặt trận để chiến đấu thì thật là nguy hiểm
Trả lờiXóabiểu tình là điều hợp pháp nhưng nó phải có giới hạn, đặc biệt là đừng để kể xấu lợi dụng để gây rói trật tự, chống phá nhà nước
Trả lờiXóabiểu tình là để làm cho xã hội phát triển hơn, đừng để bị bọn xấu lợi dụng mà làm mất trật tự, chống phá nhà nước
Trả lờiXóađừng để bọn xấu, lợi dụng, kích động dân ta biểu tình để chống phá nhà nước
Trả lờiXóa