QĐND
- Quyền con người (QCN) là giá trị chung của các dân tộc, là thành quả
phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại. Mỗi dân tộc, bằng hình thức
này hay hình thức khác, trong thời kỳ lịch sử này hay thời kỳ lịch sử
khác, đều có những đóng góp vào giá trị đó. Dân tộc ta trong thế kỷ XX
đã có những đóng góp to lớn, mang tính đột phá về tư tưởng nhân quyền
của nhân loại. Điều này thể hiện tập trung trong tư tưởng Hồ Chí Minh và
thực tiễn Cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Sau
khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên hợp quốc ra đời
(24-10-1945). Trong Hiến chương của tổ chức này, cùng với quyền con
người, Hòa bình và Phát triển được xem là mục tiêu cơ bản của Liên hợp
quốc.
Trong 2
năm, từ 1947-1948, công việc soạn thảo Tuyên ngôn (TN) thế giới về QCN
được tiến hành khẩn trương và thận trọng, trong khuôn khổ chức năng,
nhiệm vụ của ủy ban nhân nhân quyền.
Ngày 10-12-1948, BảnTN
đã hoàn thành và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bởi Nghị
quyết 217A (III). Cho đến nay tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế
giới, không phân biệt chế độ chính trị, hệ tư tưởng, trình độ phát triển
và bản sắc văn hóa đều xem văn kiện này như một mục tiêu chung mà nhân
loại cần hướng tới. Và do đó ngày 10-12 hằng năm được tôn vinh là Ngày
Nhân quyền quốc tế, được các nước trên thế giới kỷ niệm.
Mặc dù
còn những hạn chế bởi điều kiện lịch sử ra đời và những khác biệt bởi
các quan điểm chính trị giữa các thành viên trong Ban soạn thảo, cũng
như của các quốc gia song có thể nói những tư tưởng lớn của TN về Đạo
đức, Chính trị và Pháp lý vẫn còn nguyên giá trị.
Cho
đến nay, cơ chế bảo vệ QCN của Liên hợp quốc và ở hầu hết các châu lục
đã hình thành. ở khu vực châu á, sau khi nội dung nhân quyền được đưa
vào Hiến chương, vừa qua (ngày 18-11-2012) Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN
cũng đã được tổ chức này thông qua.
Lịch
sử cho thấy ở Việt Nam, hơn 80 năm áp đặt chế độ thống trị, thực dân
Pháp vẫn duy trì chế độ phong kiến thối nát; dân tộc ta không có Hiến
pháp, không có quyền công dân, quyền con người. Người dân Việt Nam
chỉ biết đến khái niệm QCN qua sách báo từ "chính quốc". "Thành tựu"
nhân quyền mà chủ nghĩa đế quốc, thực dân và phát -xít đã đem lại cho
dân tộc Việt Nam là sự kiện hơn 2 triệu người ở Bắc Bộ đã chết đói vào
năm 1945 (chiếm gần 1/10 dân số lúc đó). Đây là một bằng chứng về tội ác
của chủ nghĩa thực dân cấu kết với phong kiến không ai có thể phủ nhận
được.
Thế
là, hơn 150 năm, kể từ khi có Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của Pháp, ở các nước thuộc địa, người dân vẫn phải
sống kiếp nô lệ. Không phải ngẫu nhiên người ta nghĩ rằng, khái niệm
nhân quyền không phải bao giờ cũng được sử dụng với nguyên nghĩa tốt đẹp
của nó, mà đằng sau đó còn chứa đựng những ý đồ chính trị đen tối của
các thế lực đế quốc, thực dân và của những kẻ tay sai của chúng. Bởi vì,
trong lịch sử, khái niệm này đã được đưa đến với các thuộc địa cùng với
lưỡi lê và báng súng của các đội quân xâm lược.
Đối
với Cách mạng Việt Nam, QCN - nói cách khác, các quyền và lợi ích của
nhân dân được xem là bản chất của chế độ xã hội XHCN, là mục tiêu đấu
tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này trước hết đã in đậm dấu ấn
trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong
bài trả lời phỏng vấn nhà thơ ô -xip Ma-đen-xtan (Liên Xô) năm 1923,
Nguyễn ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) kể lại rằng: “Khi tôi độ 13
tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái…
Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem
những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”. Vì vậy “tôi quyết định tìm cách đi
ra nước ngoài” (Hồ Chí Minh “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”,
NXB Văn học, Hà Nội, 1981).
Như
vậy, có thể nói những giá trị tư tưởng nhân quyền của nhân loại là một
trong những động lực ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc.
Vào
năm 1919, sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc
(1914-1918), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với những người Việt Nam yêu
nước ở Pháp gửi bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" đến Hội nghị nguyên
thủ các nước thắng trận họp ở Véc -xây (Pháp). Văn kiện này đưa ra những
yêu sách nhân quyền khiêm tốn, trong khuôn khổ chế độ thuộc địa, nhưng
rút cuộc những yêu sách đó bị từ chối. Sau sự kiện này, Người rút ra kết
luận: Những hứa hẹn về tự do, bình đẳng, bác ái và nhân quyền của chủ
nghĩa đế quốc đối với các dân tộc bị áp bức chỉ là một thứ bánh vẽ,
không hơn không kém. Muốn có độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho
nhân dân, phải "đem sức ta mà giải phóng cho ta", phải tiến hành cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
lật đổ chế độ thực dân, phong kiến và xây dựng một xã hội mới - xã hội
do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Lịch sử Việt Nam
đã chỉ ra rằng, QCN ở nước ta chỉ ra đời từ khi nhân dân ta giành được
độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia,
quyền công dân và QCN của nhân dân ta đã được trân trọng ghi trong Tuyên
ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam mới.
Tư
tưởng gắn liền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chế độ xã hội do
nhân dân làm chủ dưới sự lãnh dạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó
các quyền công dân và QCN được tôn trọng và bảo đảm đã đi vào Cương
lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp và hệ thống pháp luật
quốc gia xuyên suốt các giai đoạn cách mạng, từ khi dân tộc ta giành
được độc lập đến nay. Như vậy là đối với nhân dân Việt Nam, quyền công
dân và QCN là do nhân dân ta đấu tranh với các thế lực đế quốc, thực dân
và phong kiến mà giành lại được chứ không phải do lòng tốt, sự chia sẻ,
ban phát, hoặc “khai hóa” của bất cứ quốc gia nào.
Không
phủ nhận rằng hiện nay Việt Nam đang phải đối diện với không ít những
vấn đề về quyền con người, như sự phân hóa giàu nghèo có khuynh hướng
gia tăng; tình trạng quan liêu, tham nhũng chưa được đẩy lùi; “lợi ích
nhóm” đang lấn át lợi ích xã hội; tình trạng người dân chưa được hưởng
các hàng hóa, dịch vụ tương xứng với chất lượng và giá cả…, song tôn
trọng và bảo đảm quyền con người vẫn thuộc quyền và trách nhiệm của Đảng
và Nhà nước ta. Sự áp đặt mô hình dân chủ nhân quyền nào đó từ bên
ngoài sẽ không bao giờ được nhân dân ta chấp nhận.
CAO ĐỨC THÁI
Quốc gia phải có chủ quyền chứ. Mình tôn trọng quốc tế nhưng vẫn phải có quyền riêng tư chứ
Trả lờiXóaViệt Nam ta xưa nay sống có trước có sau, tôn trọng mọi người. Những kẻ gắp lửa bỏ tay người vu cáo ta vi phạm nhân quyền là bố láo hết.
Trả lờiXóaChính trong tuyên ngôn của các nước tư bản cũng đề cập đến vấn đề nhân quyền cơ mà sao chúng vẫn cứ thích soi mói và thao túng nước khác vậy nhỉ? Đúng là ko còn gì để nói về chúng
Trả lờiXóa