Trong cuộc phỏng vấn với BBC mới
đây tại California, danh ca người Mỹ gốc Việt, con gái trưởng của tài
tử Lê Quỳnh và ca sỹ Thái Thanh, nói về điều cô gọi là "chưa hề bị kiểm
duyệt" kể từ khi về Việt Nam diễn lần đầu cách đây khoảng 5 năm.
"Ngày đầu tiên tôi về diễn thì tôi cũng sợ lắm.
Vì cứ nghe lời đồn làm cho người ca sỹ e ngại. Nhưng không hiểu là do
may mắn với Ý Lan hay do thay đổi như thế nào mà Ý Lan chưa hề bị kiểm
duyệt".
Ý Lan: Tôi muốn hát khi mới năm
tuổi. Tôi còn nhớ có những lần đứng lên bàn ở trong nhà để “biểu diễn”.
Nhưng mẹ tôi chỉ muốn tôi trở thành bác sỹ. Cha mẹ tôi ly hôn khi tôi
lên tám, và là con cả trong gia đình thì tôi hay đi theo mẹ tới các tụ
điểm ca nhạc hay các câu lạc bộ nơi mẹ tôi diễn.
Nếu để nói tới sự nghiệp hát chuyên nghiệp của
tôi thì đó là vào buổi lễ tạ ơn ở Hoa Kỳ vào năm 1989. Lúc đó tôi theo
bước của mẹ tôi bằng các bài hát của thời trước. Sau năm 1975 ngay cả
thế hệ sau này ở trong nước cũng ít biết tới những bản thời mẹ tôi hát
trước đây.
Thật là thú vị khi nhiều người hỏi tôi là tại
sao ở Hoa Kỳ lâu mà tôi chẳng những hát được tiếng Việt mà nói được
tiếng Việt lưu loát như vậy. Tôi trở về Việt Nam đầu tiên là năm 1997 để
làm từ thiện và tôi về hát lần đầu vào năm 2007.
BBC: Ca sỹ có thể kể lại thời điểm năm 1975 và chuyến đi rời Việt Nam sau đó?
Năm 1975 cha tôi rời Việt Nam với em trai tôi và
tôi ở lại với mẹ. Tôi mừng là tôi ở lại với mẹ. 1975 là thời điểm mẹ
tôi buồn và không hát nữa vì vừa sốc và buồn cả chuyện gia đình cũng như
những gì xảy ra lúc đó.
Chồng cũ của tôi khi đó thuộc gia đình khá giả
và bị chính quyền sau 1975 để mắt tới. Sau đó tôi nhớ là có lệnh đổi
tiền, và sau đó tôi rời Việt Nam vào năm 1980. Mẹ và các em khác của tôi
đã ở lại. Chúng tôi rời Việt Nam bằng thuyền. Chúng tôi đã bị lừa vì
chủ thuyền sau khi thu tiền của mọi người thì giao một chiếc thuyền chỉ
có thể đi được nửa ngày thì hỏng máy, và thuyền cũng bị thủng nữa.
Thay vì thuyền trôi về bờ thì đã trôi ra hải
phận quốc tế. Có tới 34 tàu đi qua rất gần thuyền chúng tôi nhưng không
dừng lại. Cuối cùng chỉ có một tàu Nauy dừng lại. Thuyền trưởng tàu này
đã không tuân lệnh cấp trên không muốn họ dừng lại, và ông đã quyết định
dừng tàu lại vì nhìn thấy tôi một tay ôm con và tôi lúc đó mang thai
tám tháng rưỡi. Trên thuyền có 46 người, kể cả đứa con trong bụng tôi
nữa là 47 người trên chiếc thuyền đó. Chúng tôi may mắn đã sống sót.
BBC: Có một số ca sỹ ở tại Hoa Kỳ e ngại về Việt Nam biểu diễn, một phần có thể là bị kiểm duyệt?
Nước nào cũng có luật ở nước đó. Tôi sẽ làm gì
tại Hoa Kỳ để tôi không bị nhìn là người không hay ở Hoa Kỳ. Còn nếu tôi
về Việt Nam thì tôi cũng làm như vậy. Nói về kiểm duyệt thì mỗi nước có
luật lệ riêng và theo tôi nếu tôi đang ở đâu thì tôi tôn trọng phép tắc
ở đó. Chúng ta nên tôn trọng luật lệ nước sở tại.
Tôi nhớ lại có một lần tôi về Việt Nam khi đó là
tham gia chương trình của một tổ chức thiện nguyện có trụ sở ở San
Francisco, tối hôm đó tôi muốn hát bài ''Tôi đang mơ giấc mộng dài'' của
nhạc sỹ Phạm Duy, là ông cậu bên họ mẹ của tôi. Lúc đầu ban tổ chức nói
với tôi rằng ''Bài đó chưa được phép hát''. Tuy nhiên một lúc sau thì
có một người nói với ban tổ chức rằng tôi có thể hát bài đó. Nhạc sỹ
Phạm Duy có nhiều bài lắm và tôi nghĩ là theo thời gian thì người ta sẽ
cấp phép dần.
BBC: Chúng ta thấy có sự khác biệt trong nhạc Việt giai đoạn trước đây và ngày nay. Ca sỹ ưa trình diễn tác phẩm thuộc giai đoạn nào?
Tôi lớn lên với nhạc thế hệ cha chú, chú ruột
của tôi là Phạm Đình Chương, rồi các tác giả như Ngô Thụy Miên, Từ Công
Phục, Đức Huy, Lam Phương...
Tôi muốn hát cả nhạc cũ và nhạc mới. Bản nhạc cũ
nếu có nói lời yêu ai thì trong ca từ người ta nói là yêu hoa yêu lá
chứ người ta đâu có dám nói thẳng như ca từ bây giờ. Nhưng tôi cố gắng
hòa nhập và truyền đạt cả những thông điệp cũ bằng trái tim tôi tới các
thế hệ sau.
Tôi có quan điểm cởi mở và muốn trải nghiệm
những gì mới và coi đó là cơ hội để học hỏi, để chia sẻ với mọi người,
đó là triết lý sống của tôi.
Thế mà nhiều người ở Mỹ cứ lợi dụng la toáng lên là ca sĩ hải ngoại bị o ép và kiểm duyệt khi biểu diễn ở Việt Nam.
Trả lờiXóaThì những người muốn chống phá Việt Nam người ta phải nói ngược với thực tế chứ Chuối Củ
Trả lờiXóaThông tin này cho những ai cả tin lời tuyên truyền bậy của Mỹ và phương Tây
Trả lờiXóaCó ai bị kiểm duyệt đâu. Là bọn phản động cứ dựng đứng dựng ngược lên đấy. Nhiều Việt kiều về nước mới biết bấy lâu mình toàn nghe đòn tâm lý của Mỹ
Trả lờiXóaChính ca sĩ hải ngoại nói ra thì đúng rồi còn gì. Chắc đọc bài này xong không ai tin lũ vu cáo nữa đâu các bác ạ
Trả lờiXóaThông tin này đập vào mặt hội lừa đảo, vu cáo Việt Nam ta
Trả lờiXóaCô này nói đúng "Nước nào cũng có luật ở nước đó". Đến đâu phải tôn trọng và tuân theo luật pháp ở đó.
Trả lờiXóaCa sĩ này phát biểu đúng sự thực đấy
Trả lờiXóaCần những con người như thế này lên tiếng mới cho thế giới thấy được hết sự thật ở Việt Nam là như thế nào
Trả lờiXóaĐây mà mới là cái sự thật mà cái bọn phương tây và mỹ cố gắng bóp méo đi.
Trả lờiXóaSự thật rành rành thế này mà bọn bố láo chúng nó vẫn xuyên tạc được, bái phục thật
Trả lờiXóaNối như đúng rồi ấy,toàn như giót mật vào tai,toàn nói một đằng làm một nẻo
Trả lờiXóa